CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
- Dấu gạch ngang được viết là ( − ).
- Dấu gạch ngang là một dấu câu của tiếng Việt.
- Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Dưới đây đâu không phải là tác dụng của dấu gạch ngang?
- Chú thích.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
- Nối các tiếng trong tên người gồm nhiều tiếng.
- Liệt kê
Câu 4: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?
Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 5: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Dưới đây là một số loài được cho là lớn nhất trong thế giới động vật:
− Cá voi xanh.
− Voi Châu Phi.
− Hươu cao cổ.
− Lạc đà một bướu.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- Không có đáp án nào đúng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:
– Khái niệm gạch ngang, gạch nối.
– Phân biệt gạch ngang, gạch nối.
– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối.
– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Chú thích.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 2: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu dưới đây?
Trường ĐHSP Hà Nội – cơ quan chủ quản của NXB Đại học Sư phạm sắp tới sẽ tổ chức hội thảo.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một câu.
- Chú thích.
Câu 3: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?
Đốm và Mun im lặng, ngắm những bông hoa chiều tàn tím biếc. Đốm hỏi:
− Sao lại gọi là hoa chiều tàn?
− Là bởi vì trưa nở, chiều tàn.
− Đằng ấy giỏi thật! Gì cũng biết!
Mun được khen phổng mũi, cao hứng nói tiếp:
− Còn hoa mười giờ, thì cứ đúng mười giờ là nở bung.
(Theo Trần Đức Tiến)
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 4: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu sau?
Chương trình học bổng “Vì mái trường xanh” đã đến với các em học sinh khắp ba miền Bắc − Trung − Nam.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 5: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu sau?
Nhạc sĩ Hoàng Vân đã phổ nhạc cho bài thơ “Hà Nội − Huế − Sài Gòn” của nhà thơ Lê Nguyên.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- Không có đáp án nào đúng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong câu sau?
Để quạt điện được bền, ngưòi dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
– Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.
– Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng cháy cuộn dây trong quạt.
– Hàng nắm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt
– Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- Nối các từ ngữ trong một liên danh.
- Không có đáp án nào đúng.
Câu 2: Đoạn đã cho dưới đây sử dụng dấu gì?
Con cá sấu này da màu xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.
- Dấu hai chấm.
- Dấu gạch ngang.
- Dấu gạch nối.
- Dấu ngoặc.
Câu 3: Từ in đậm trong đoạn đã cho dưới đây sử dụng dấu gì?
Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.
(Trần Hoàng)
- Dấu hai chấm.
- Dấu gạch ngang.
- Dấu gạch nối.
- Dấu ngoặc.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Dấu dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng là dấu gì?
- Dấu gạch ngang.
- Dấu gạch nối.
- Dấu hai chấm.
- Dấu ngoặc.
--------------- Còn tiếp ---------------