Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CD

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

TÌNH YÊU, GIÀU SANG VÀ SỰ THÀNH CÔNG

Nhà nọ có hai vợ chồng và một cô con gái. Một hôm, có ba người đàn ông râu dài bạc trắng đến ngồi trước cửa nhà họ. Họ không hề quen ai trong số ba người này. Tuy nhiên vốn là những người tốt bụng, họ nói: “Chúng tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó.”

- Ba chúng tôi không thể vào nhà ông bà cùng một lúc được. - Họ trả lòi.

- Sao lại thế ? – cả hai vợ chồng ngạc nhiên hỏi.

Một người giải thích: “Tên tôi là Tình Yêu, ông này là Giàu Sang, còn ông kia là Thành Công. Bây giờ xin các vị quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mòi vào nhà.”

- Tuyệt thật ! - Người chồng vui mừng. - Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu Sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải!

Người vợ không đồng ý: “Thế tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành Công nhỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể.”

Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe bỗng lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình Yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc”.

- Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái. - Người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ. - Em hãy mời ngài Tình Yêu, đây là người khách chúng ta mong muốn.

Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị là thần Tình Yêu, xin mời hãy vào và trở thành khách của chúng tôi!”

Thần Tình Yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại đứng dậy và đi theo thần Tình Yêu.

Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi “Tôi chỉ mòi ngài Tình Yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể vào cùng một lúc kia mà?”

Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một người khách được mời vào, Nhưng vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang”.

(Theo Thi Anh)

Câu 1. (0,5 điểm) Tại sao khi được mời vào nhà, ba vị thần lại không vào?

A. Vì họ không thể vào cùng một lúc.

B. Vì họ không biết ai sẽ được mời.

C. Vì họ không đói. 

Câu 2. (0,5 điểm) “Mời vị thần Tình Yêu” là ý kiến của ai?

A. Của người vợ.

B. Của người chồng.                   

C. Của người con.

Câu 3. (0,5 điểm) Câu nói Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Giàu Sang và Thành Công. có nghĩa gì?

A. Tình Yêu là quan trọng nhất. Nó là cội nguồn sinh ra giàu sang và sự thành công.

B. Nếu không Giàu Sang và Thành Công thì không có hạnh phúc, không có tình yêu.

C. Sẽ không thể hạnh phúc nếu không có Tình Yêu, Giàu Sang và Thành Công.

Câu 4. (0,5 điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Hãy sống tốt bụng với tất cả mọi người để luôn được tình yêu, giàu sang và thành công đến “gõ cửa” nhà mình.

B. Hãy luôn sống trong tình yêu thương lẫn nhau. Nơi đâu tràn ngập tình yêu thương ấm áp, nơi đó sẽ có tràn đầy hạnh phúc, giàu sang và thành công.

C. Sống trên đời cần thiết phải có cả ba thứ Tình Yêu, Giàu Sang và Thành Công.    

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5. (2,0 điểm) Viết tên các cơ quan, tổ chức sau cho đúng chính tả:

- Bộ tài nguyên và môi trường

- Ngân hàng nhà nước việt nam

- Đài truyền hình việt nam

- Đài tiếng nói việt nam

Câu 6. (2,0 điểm) Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về ý chí, nghị lực của con người?

- Có chí thì nên.

- Thua keo này ta bày keo khác.

- Có bột mới gột nên hồ.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Có đi mới đến, có học mới hay.

- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Rừng xuân

          Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vang lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếc qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Thuật lại một sự việc về lòng trung thực mà em được chứng kiến. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

C

A

B

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Đài Truyền hình Việt Nam

- Đài Tiếng nói Việt Nam

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Các câu tục ngữ, thành ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người:

- Có chí thì nên.

- Thua keo này ta bày keo khác.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Có đi mới đến, có học mới hay.

B. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

0,25 điểm

Câu 8 (2,5 điểm)

1. Viết được một bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu khái quát về sự việc về lòng trung thực mà em chứng kiến.

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Sự việc đó diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

- Kể lại diễn biến sự việc: bắt đầu – quá trình - kết thúc

- Nhận xét về sự việc

- Rút ra bài học cho bản thân từ sự việc đó.

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về sự việc và về lòng trung thực.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

 

 

1

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

2,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

1,5

0,5

4,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

2,0

20%

5,0

50%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Rút ra bài học từ câu chuyện.

 

1

 

C4

TỪ CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Viết đúng chính tả tên các cơ quan, tổ chức.

1

 

C5

 

Vận dụng

- Xác định các câu tục ngữ, thành ngữ về ý chí, nghị lực của con người.

1

 

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

1

 

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài - kết bài).

- Kể lại một sự việc về lòng trung thực mà em chứng kiến.

- Vận dụng kiến thức đã học về lòng trung thực để nhận xét về sự việc.

- Rút ra bài học cho bản thân.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng việt 4 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com