Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 3: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Bài văn tả cây cối gồm có mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 2: Đâu là yêu cầu chính xác cho bài văn tả cây cối?

  1. Nêu cảm nhận của em về cây bàng.
  2. Nêu ý kiến của em về việc trồng cây gây rừng.
  3. Tả cây có bóng mát.
  4. Nêu cảm nghĩ của em về loại cây mà em thích.

Câu 3: Phần mở bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  1. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  2. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  3. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
  4. Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  1. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  2. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  3. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
  4. Cả B và C.

Câu 5: Phần kết bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  1. Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
  2. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  3. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  4. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Ở quê em người ta trồng rất nhiều nhãn, nhãn được trồng dọc các con đường, trong sân trong vườn nhà nào hầu như cũng trồng nhãn. Cây nhãn như một người bạn gắn bó với người dân quê em vậy.

Cây nhãn gắn bó với cả tuổi thơ của em, những hàng nhãn rợp bóng mát con đường em tới trường, mùa nhãn chín cả đám trẻ con rủ nhau hái những quả nhãn ngọt lịm cười nói vui vẻ.

Cây nhãn là loại cây thân gỗ cao từ 10 đến 15 mét, thân cây được bao phủ một lớp vỏ màu nâu thỉnh thoảng có vài vết nứt nhỏ và những mảng vỏ nứt ra. Cây nhãn có nhiều cành tỏa ra bốn phía , trên cành có rất nhiều lá. Lá của cây nhãn nhỏ và mọc đối xứng, lá nhãn non có màu nâu đỏ, màu sắc của lá dần chuyển sang màu xanh đậm, trên mặt lá có nổi những đường gân lá.

Cây nhãn bắt đầu ra hoa vào mùa xuân ấm áp, hoa nhãn nhỏ li ti mọc thành từng chùm màu trắng ngà. Mùa hoa nhãn khắp xóm làng được bao phủ bởi màu sắc và mùi hương thoang thoảng của hoa nhãn. Hoa nhãn được thụ phấn nhờ gió và ong bướm tạo thành những quả nhãn non màu xanh có những chiếc gai li ti ở bên ngoài. Quả nhãn to dần vỏ nhãn chuyển sang màu nâu. Đến mùa nhãn chín từng chùm nhãn sai trĩu quả trông thật thích mắt. Những người dân bắt đầu thu hoạch nhãn, những quả nhãn to bằng ngón tay lớp vỏ ngoài căng mịn. Cùi nhãn dày và trong mọng nước, trong cùng là hạt nhãn đen nhánh như những viên bi. Mỗi mùa nhãn nhãn được bán ở đầu làng, khắp chợ mọi người mua về ăn hoặc làm quà biếu. Giống nhãn quê em rất ngọt và nhiều nước, cùi nhãn nấu với đỗ xanh làm thành món chè long nhãn rất bổ và mát. Nhãn cũng có thể đem sấy cả vỏ làm thành món nhãn khô rất ngon nữa.

Cây nhãn đã gắn bó với quê hương với tuổi thơ em từ rất lâu rồi. Cây nhãn có giá trị kinh tế cao giúp cải thiện cuộc sống của những người dân quê em. Em rất yêu quý những cây nhãn quê em.

Câu 1: Bài văn trên có mấy đoạn?

  1. 3 đoạn.
  2. 4 đoạn.
  3. 5 đoạn.
  4. 6 đoạn.

Câu 2: Cây nhãn được miêu tả theo trình tự nào?

  1. Giới thiệu cây nhãn → Miêu tả cây nhãn → Lợi ích của cây.
  2. Giới thiệu cây nhãn → Miêu tả cây nhãn → Cảm nghĩ của người viết về cây nhãn.
  3. Giới thiệu cây nhãn → Miêu tả cây nhãn → Lợi ích của cây → Cảm nghĩ của người viết về cây.
  4. Miêu tả cây nhãn → Lợi ích của cây → Cảm nghĩ của người viết về cây nhãn.

Câu 3: Cây nhãn được miêu tả như thế nào?

  1. Thân gỗ, cao từ 10 đến 15 mét, thân cây được bao phủ một lớp vỏ màu nâu thỉnh thoảng có vài vết nứt nhỏ và những mảng vỏ nứt ra.
  2. Cây nhãn có nhiều cành tỏa ra bốn phía , trên cành có rất nhiều lá. Lá của cây nhãn nhỏ và mọc đối xứng, lá nhãn non có màu nâu đỏ, màu sắc của lá dần chuyển sang màu xanh đậm, trên mặt lá có nổi những đường gân lá.
  3. Hoa nhãn nhỏ li ti mọc thành từng chùm màu trắng ngà. Quả nhãn non màu xanh có những chiếc gai li ti ở bên ngoài. Quả nhãn to dần vỏ nhãn chuyển sang màu nâu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Lợi ích của cây nhãn là gì?

  1. Có giá trị kinh tế.
  2. Nguyên liệu chế biến các món ăn.
  3. Làm quà tặng.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Người viết có cảm xúc gì với cây nhãn?

  1. Ấn tượng.
  2. Yêu thích.
  3. Cả A và B.
  4. Ghét bỏ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

CÂY CHUỐI MẸ

Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.

Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.

Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.

Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó.

Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.

(Phạm Đình Ân)

Câu 1: Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào?

  1. Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.
  2. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
  3. Cả A và B đều sai.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

  1. Thính giác.
  2. Thị giác.
  3. Khứu giác.
  4. Xúc giác.

Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu sau?

Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác.

  1. Nhân hóa.
  2. So sánh.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Đọc bài văn miêu tả cây gạo sau và cho biết cây gạo được miêu tả theo trình tự nào?

CÂY GẠO

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng  trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

(Theo Vũ Tú Nam)

  1. Tả từng bộ phận của cây.
  2. Tả từng bộ phận rồi nêu lợi ích của cây.
  3. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  4. Tả môi trường sống của cây từ xa đến gần.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 3: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com