Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 6: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 6: ƯỚC MƠ CỦA EM

VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Bài văn tả cây cối gồm có mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 2: Đâu là yêu cầu chính xác cho bài văn tả cây cối?

  1. Nêu cảm nhận của em về cây bàng.
  2. Nêu ý kiến của em về việc trồng cây gây rừng.
  3. Tả một loài hoa mà em yêu thích.
  4. Nêu cảm nghĩ của em về loại cây mà em thích.

Câu 3: Phần mở bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  1. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  2. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  3. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
  4. Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

Câu 4: Phần thân bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  1. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  2. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  3. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
  4. Cả B và C.

Câu 5: Phần kết bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  1. Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
  2. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  3. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  4. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Mùa hè về, cây trái trong vườn đua nhau cho quả chín ngọt. Cây xoài nhà em cũng theo đó mà cho ra thật nhiều những chùm quả lúc lỉu.

Cây xoài nhà em thuộc giống xoài hạt lép. Cũng như các anh em thuộc họ xoài khác, cây rất cao và có tán lá xum xuê. Cây cao gần chạm đến mái tầng hai của nhà em. Thân thì to như cái cột nhà. Lớp vỏ bên ngoài thân cây xù xì, gân guốc, như cái lốp xe cũ kĩ. Từ thân cây, mọc ra hai cái cành lớn tạo dáng chữ Y. Rồi từ đó, mới bắt đầu mọc ra chi chít những cành con, cành mẹ. Trên cành là cả một rừng những chiếc lá xoài to và dài. Những chiếc lá ở ngọn cành là lá non, sẽ nhỏ hơn và có màu đỏ tía óng ánh dưới ánh mặt trời rất đẹp. Từ các chạc cây, những chùm xoài bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu chúng là những chùm hoa nhỏ màu vàng. Sau khi kết thành quả, cái cuống bỗng dài ra hẳn, khiến chùm quả nhô ra khỏi tán lá, treo lúc lắc như đèn chùm. Những quả xoài hình tròn, hơi dẹt, cái đuôi nhỏ rồi cong cong như dấu hỏi. Lúc chưa chín, vỏ quả màu xanh sẫm, lấm tấm vệt đen ở gần cuống. Chờ quả chuyển dần sang xanh ngọc rồi vàng ươm thì nghĩa là đã chín rồi. Quả xoài hạt lép có hạt rất nhỏ và mỏng, chủ yếu là thịt quả. Khi chưa chín thì ăn không quá chua, xen một ít ngọt, giòn lắm. Chờ quả chín rồi, thịt sẽ chuyển màu vàng ươm, ăn ngọt lịm.

Năm nào cây xoài nhà em cũng cho rất nhiều quả chín. Phải vừa ăn, vừa đem biếu hàng xóm mới hết được. Em yêu và tự hào về cây xoài nhà mình lắm.

Câu 1: Bài văn trên có mấy đoạn?

  1. 3 đoạn.
  2. 4 đoạn.
  3. 5 đoạn.
  4. 6 đoạn.

Câu 2: Cây xoài được miêu tả theo trình tự nào?

  1. Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
  2. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
  3. Tả từng bộ phận của cây.
  4. Cả A và C.

Câu 3: Cây xoài được miêu tả như thế nào?

  1. Cây rất cao và có tán lá xum xuê.
  2. Thân thì to như cái cột nhà. Lớp vỏ bên ngoài thân cây xù xì, gân guốc, như cái lốp xe cũ kĩ.
  3. Những chiếc lá ở ngọn cành là lá non, sẽ nhỏ hơn và có màu đỏ tía óng ánh dưới ánh mặt trời rất đẹp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Quả xoài được miêu tả như thế nào?

  1. Những quả xoài hình tròn, hơi dẹt, cái đuôi nhỏ rồi cong cong như dấu hỏi.
  2. Lúc chưa chín, vỏ quả màu xanh sẫm, lấm tấm vệt đen ở gần cuống.
  3. Quả chuyển dần sang xanh ngọc rồi vàng ươm thì nghĩa là đã chín rồi.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Người viết có cảm xúc gì với cây nhãn?

  1. Tự hào.
  2. Yêu thích.
  3. Cả A và B.
  4. Ghét bỏ.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

Câu 1: Cây dừa trong bài văn trên được tả theo trình tự nào?

  1. Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
  2. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
  3. Cả A và B đều sai.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 2: Cây dừa đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

  1. Vị giác.
  2. Thị giác.
  3. Khứu giác.
  4. Cả A và B.

Câu 3: Cây dừa đem lại lợi ích gì cho người dân?

  1. Bộ phận nào của dừa cũng đều được sử dụng.
  2. Chỉ có mỗi quả dừa có ích.
  3. Lá dừa không có tác dụng gì cả.
  4. Thân dừa dùng để làm mái nhà.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Đọc bài văn miêu tả cây gạo sau và cho biết cây gạo được miêu tả theo trình tự nào?

CÂY GẠO

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng  trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

(Theo Vũ Tú Nam)

  1. Tả từng bộ phận của cây.
  2. Tả từng bộ phận rồi nêu lợi ích của cây.
  3. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  4. Tả môi trường sống của cây từ xa đến gần.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 6: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com