Giải chi tiết Toán 8 kết nối mới bài Luyện tập chung trang 56

Giải bài Luyện tập chung trang 56 sách Toán 8 kết nối tri thức và cuộc sống. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Bài tập

Bài tập 3.9 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Tứ giác ABCD trong Hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao?

Tứ giác ABCD trong Hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Hai góc trong cùng phía A và D bù nhau nên AB // CD suy ra ABCD là hình thang

Bài tập 3.10 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = AD. Biết $\widehat{ABD}=30^{\circ}$, tính số đo các góc của hình thang đó.

Hướng dẫn trả lời:

 Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = AD. Biết $\widehat{ABD}=30^{\circ}$, tính số đo các góc của hình thang đó.

 

Ta có: AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A $\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{ADB}=30^{\circ}\Rightarrow \widehat{A}=180^{\circ}-30^{\circ}-30^{\circ}=120^{\circ}$

Xét hình thang cân ABCD ta có: $\widehat{A}=\widehat{B}=120^{\circ}$

$\widehat{D}=\widehat{C}=180^{\circ}-120^{\circ}=60^{\circ}$

Bài tập 3.11 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong Hình 3.26

Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong Hình 3.26

Hướng dẫn trả lời:

AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A $\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{ADB}=40^{\circ}\Rightarrow \widehat{A}=180^{\circ}-40^{\circ}-40^{\circ}=100^{\circ}$

CB = CD suy ra tam giác CBD cân tại C $\widehat{CBD}=\widehat{CDB}=120^{\circ}-40^{\circ}=80 \Rightarrow \widehat{C}=180^{\circ}-80^{\circ}-80^{\circ}=20^{\circ}$

$\widehat{B}=360^{\circ}-120^{\circ}-100^{\circ}-20^{\circ}=120^{\circ}$

Bài tập 3.12 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R

a) Chứng minh tứ giác APMR là hình thang cân

b) Chứng minh rằng chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC

c) Hỏi với vị trí nào của M thì tam giác PQR là tam giác đều?

Hướng dẫn trả lời:

Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R  a) Chứng minh tứ giác APMR là hình thang cân

a) Ta có MR // AP suy ra APMR là hình thang

PM // BQ suy ra $\widehat{P1}=\widehat{B}$ (hai góc đồng vị) 

Lại có: $\widehat{A}=\widehat{B}$ (do tam giác ABC đều) $\Rightarrow \widehat{A}=\widehat{P1}$

Suy ra APMR là  hình thang cân

b) Tương tự câu a) ta chứng minh được tứ giác QMRC và PMQB là hình thang cân

suy ra PR = MA, RQ = MC, PQ = MB (cặp đường chéo của hình thang cân)

$\Rightarrow PR+RQ+PQ=MA+MB+MC$

c) Tam giác PRQ đều khi PR = RQ = PQ hay MA = MB = MC suy ra M cách đều 3 đỉnh tam giác ABC hay chính là tâm đương tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Tìm kiếm google: Giải toán 8 kết nối bài Luyện tập chung trang 56, Giải toán 8 tập 1 kết nối tri thức bài Luyện tập chung trang 56, Giải toán 8 KNTT tập 1 bài Luyện tập chung trang 56

Xem thêm các môn học

Giải toán 8 KNTT mới

CHƯƠNG II: HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG

CHƯƠNG III: TỨ GIÁC

CHƯƠNG IV: ĐỊNH LÍ THALES

CHƯƠNG V: DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG VII. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT

CHƯƠNG VIII. MỞ ĐẦU VỀ TÍNH XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

CHƯƠNG X. MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIẾN

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM


Copyright @2024 - Designed by baivan.net