Luyện tập 1 trang 49 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Quan sát tứ giác ABCD trong Hình 3.4.
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt động trang 50 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Cho tứ giác ABCD. Kẻ đường chéo BD (H.3.5). Vận dụng định lí về tổng ba góc trong một tam giác đối với tam giác ABD và CBD, tính tổng $\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}$ của tứ giác ABCD
Hướng dẫn trả lời:
Xét tam giác ABD, ta có: $\widehat{A}+\widehat{B1}+\widehat{D1}=180^{\circ}$
Xét tam giác CBD, ta có: $\widehat{C}+\widehat{B2}+\widehat{D2}=180^{\circ}$
Ta có: $\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=\widehat{A}+\widehat{B1}+\widehat{D1}+\widehat{C}+\widehat{B2}+\widehat{D2}=180+180=360^{\circ}$
Luyện tập 2 trang 50 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Cho tứ giác EFGH như Hình 3.7. Hãy tính góc F
Hướng dẫn trả lời:
Ta có: $\widehat{F}=360^{\circ}-\widehat{E}-\widehat{G}-\widehat{H}=360^{\circ}-90^{\circ}-90^{\circ}-55^{\circ}=125^{\circ}$
Bài tập 3.1 trang 51 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Tính góc chưa biết của các tứ giác trong Hình 3.8
Hướng dẫn trả lời:
a) $\widehat{C}=360^{\circ}-\widehat{A}+\widehat{B}-\widehat{D}=360^{\circ}-90^{\circ}-90^{\circ}-90^{\circ}=90^{\circ}$
b) $\widehat{U}=180^{\circ}-60^{\circ}=120^{\circ}$
$\widehat{S}=180^{\circ}-110^{\circ}=70^{\circ}$
$\widehat{R}=360^{\circ}-\widehat{V}+\widehat{S}-\widehat{R}=360^{\circ}-90^{\circ}-120^{\circ}-70^{\circ}=80^{\circ}$
Bài tập 3.2 trang 51 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Tính góc chưa biết củ tứ giác trong Hình 3.9. Biết $\widehat{H}=\widehat{E}+10^{\circ}$
Hướng dẫn trả lời:
Ta có: $\widehat{H}+\widehat{E}=360^{\circ}-\widehat{G}+\widehat{F}=360^{\circ}-50^{\circ}-60^{\circ}=250^{\circ}$ (1)
Lại có: $\widehat{H}=\widehat{E}+10^{\circ} \Rightarrow \widehat{H}-\widehat{E}=10^{\circ}$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $\widehat{H}=80^{\circ}; \widehat{E}=70^{\circ}$
Bài tập 3.3 trang 51 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Tứ giác ABCD trong Hình 3.10 có AB = AD, CB = CD, được gọi là hình "cái diều".
a) Chứng minh rằng AC là đường trung trực của đoạn BD
b) Tính các góc B, D biết rằng $\widehat{A}=100^{\circ},\widehat{C}=60^{\circ}$
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có: AB = AD (gt) => A thuộc đường trung trực của BD
CB = CD (gt) => C thuộc đường trung trực của BD.
Vậy AC là đường trung trực của BD.
b) Xét ABC và ADC có AB = AD (gt)
BC = DC (gt)
AC cạnh chung
nên $\bigtriangleup ABC = \bigtriangleup ADC$ (c.c.c)
Suy ra: $\widehat{B}=\widehat{D}$
Ta có $\widehat{B}+\widehat{D}=360^{\circ}-100^{\circ}-60^{\circ}=200^{\circ}$
Do đó $\widehat{B}+\widehat{D}=100^{\circ}$