CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 1: CHÂN DUNG CỦA EM
ĐỌC 2: CÁI RĂNG KHỂNH
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1:Câu chuyện Cái răng khểnh của tác giả nào?
A. Nguyễn Ngọc Thuần.
B. Tô Hoài.
C. Nguyễn Nhật Ánh.
D. Nguyễn Ngọc Tư.
Câu 2:Bạn nhỏ có răng khểnh thường bị tụi bạn làm gì?
A. Khen.
B. Chê.
C. Trêu chọc.
D. Giúp đỡ.
Câu 3: Bạn của bạn nhỏ có răng khểnh nói người siêng đánh răng, răng sẽ làm sao?
A. Trắng sáng.
B. Mòn đều.
C. Đẹp đẽ.
D. Không bị sâu.
Câu 4:Bố cảm thấy như thế nào về cái răng khểnh của bạn nhỏ?
A. Bố thấy nó đẹp.
B. Bố thấy thích nó.
C. Bố không thích nó.
D. Bố thấy nó xấu.
Câu 5:Bố thấy bạn nhỏ nên cảm thấy thế nào về cái răng khểnh của mình?
A. Chấp nhận nó.
B. Tự hào.
C. Thẹn thùng.
D. Xấu hổ.
Câu 6:Cái răng khểnh khiến thứ gì của bạn nhỏ khác với các bạn?
A. Nụ cười.
B. Tâm lí.
C. Khuôn mặt.
D. Vóc dáng.
Câu 7:Bố nói gì để động viên bạn nhỏ?
A. Mỗi người có một nét riêng.
B. Hãy quan sát rồi sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.
C. Chiếc răng khểnh khiến nụ cười trở nên đặc biệt hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8:Bạn nhỏ đã thuật lại câu nói của bố về điều bí mật với ai?
A. Bạn bè.
B. Cô giáo.
C. Anh hàng xóm.
D. Mẹ bạn nhỏ.
Câu 9:Bí mật của bạn nhỏ là gì?
A. Một cậu bé hay cười vì có cái răng khểnh.
B. Một cậu bé hay khóc nhè.
C. Một cậu bé không thích cái răng khểnh của mình.
D. Một cậu bé ít khi cười.
Câu 10:Từ rạng rỡ trong bài có nghĩa là gì?
A. Sáng lóa.
B. Chói lòa.
C. Sáng rực rỡ.
D. Sáng chói.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao mà bạn nhỏ dần trở nên ít cười?
A. Vì bạn nhỏ cảm thấy mọi chuyện không có gì đáng cười.
B. Vì bạn nhỏ có một cái răng khểnh và đến trường hay bị các bạn trêu về nó.
C. Vì bạn nhỏ không muốn mọi người nhìn thấy cái răng khểnh của mình.
D. Vì bạn nhỏ không thích cái răng khểnh của mình.
Câu 2:Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?
A. Vì bạn nhỏ suốt ngày bị các bạn trêu chỉ bởi cái răng khểnh.
B. Vì bạn nhỏ thấy cái răng khểnh rất xấu.
C. Cả A và B.
D. Vì cái răng khểnh làm bạn nhỏ xấu đi.
Câu 3:Thông điệp của câu chuyện là gì?
A. Mỗi người đều có một nét đẹp riêng rất đáng tự hào.
B. Không nên coi thường người khác.
C. Ai cũng có bí mật.
D. Bí mật làm người ta trở nên quyến rũ hơn.
Câu 4:Em có cảm nhận gì về nhân vật người bố trong câu chuyện trên?
A. Là một người rất hiểu tâm lý người khác, rất quan tâm, yêu thương con và biết cách lý giải cho con hiểu về điểm khác biệt và giá trị riêng của mỗi người.
B. Là một người hay nói đùa nhưng khi con cần thì luôn nói sự thật cho con biết.
C. Là một người không thấu hiểu nỗi buồn của con.
D. Là một người không nghiêm túc.
Câu 5:Vì sao bạn nhỏ kể cho cô giáo nghe bí mật của mình?
A. Vì khi kể cho cô bạn nhỏ sẽ cùng cô giữ chung một bí mật.
B. Vì khi kể cho cô nghe bạn nhỏ sẽ vui vẻ hơn.
C. Vì bạn nhỏ muốn chia sẻ bí mật của mình cho cô giáo biết.
D. Vì cô giáo muốn bạn nhỏ kể cho cô nghe.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1:Bài học em rút ra được từ câu chuyện trên là gì?
A. Mỗi người đều có một điểm khác lạ, một giá trị riêng mà không ai giống ai. Mỗi chúng ta cần tự hào về điều riêng biệt của chính mình.
B. Tôn trọng nét riêng về ngoại hình của người khác, không nên chế giễu hình thức của người khác.
C. Cả A và B.
D. Ai cũng có bí mật.
Câu 2:Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về câu chuyện?
A. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu ra mỗi người đều có một nét đẹp riêng.
B. Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng hãy tự hào về điều riêng biệt của mình.
C. Câu chuyện muốn nói rằng không nên kì thị ngoại hình của người khác.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3:Tìm danh từ trong câu dưới đây?
Tôi có một cái răng khểnh.
A. Tôi.
B. Có.
C. Răng khểnh.
D. Cả A và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1:Bài đọc nào dưới đây cũng nói về những điểm khác nhau giữa con người?
A. Điều kì diệu.
B. Đồng cỏ nở hoa.
C. Tập làm văn.
D. Trước ngày xa quê.
Câu 2:Chúng ta cần có thái độ như thế nào với những người có đặc điểm khác nhau xung quanh ta?
A. Coi thường.
B. Tôn trọng.
C. Bàn tán, nói xấu.
D. Ghen ghét, đố kị.