CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG
ĐỌC 1: CAU
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát.
- Thơ sáu chữ.
- Thơ năm chữ.
- Thơ tự do.
Câu 2: Bài thơ Cau do ai sáng tác?
- Bích Ngọc.
- Tố Hữu.
- Đặng Hấn.
- Xuân Quỳnh.
Câu 3: Bài thơ Cau có mấy khổ thơ?
- 2 khổ.
- 3 khổ.
- 4 khổ.
- 5 khổ.
Câu 4: Câu thơ nào dưới đây tả hình dáng cây cau?
- Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh.
- Da bạc thếch tháng ngày.
- Thân bền khinh bão tố.
- Cả A và B.
Câu 5: Câu thơ nào dưới đây nên lợi ích của cây cau?
- Mà tấm lòng thơm thảo / Đỏ môi ngoại nhai trầu.
- Thương yêu đàn em lắm / Cho cưỡi ngựa tàu cau.
- Thân bền khinh bão tố / Nhờ nắng mưa dãi dầu.
- Cả A và B.
Câu 6: Cây cau là nơi như nào?
- Nơi cho mây dừng nghỉ.
- Nơi chim về ấp trứng.
- Cả A và B.
- Nơi nắng chiếu ngang trời.
Câu 7: Mùi thơm ở câu dưới đây là mùi gì?
Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
- Mùi thơm của các loài hoa.
- Mùi thơm của hoa cau.
- Mùi thơm của cỏ cây.
- Mùi thơm của trái cây chín.
Câu 8: Từ nào dưới đây chỉ âm thanh tiếng chim trong bài thơ?
- Ríu ran.
- Ra ràng.
- Lao xao.
- Cả A và B.
Câu 9: Từ khiêm nhường có nghĩa là gì?
- Khiêm tốn trong quan hệ đối xử, sẵn sàng nhường cái hay cho người khác.
- Tự tin giành phần thắng về mình.
- Không chịu được khi người khác ức hiếp mình mà vùng lên đấu tranh.
- Gắng sức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Câu 10: Từ bạc thếch có nghĩa là gì?
- Màu trắng tinh tươm như mới.
- Bạc phếch, phai màu đến mức ngả sang màu trắng đục, giống như bị mốc.
- Màu trắng ngà.
- Màu bạc sẫm.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Những từ ngữ nào tả hình dáng cây cau gợi cho em liên tưởng đến con người?
- Khiêm nhường, mảnh khảnh.
- Bền bỉ, khinh bão tố.
- Dai dẳng, khéo léo.
- Dẻo dai, khiêm nhường.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào miêu tả cây cau như một con người giàu tình thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác?
- Tấm lòng son, thương yêu đàn em.
- Sự hiếu thảo, tấm lòng son.
- Tấm lòng thơm thảo, thương yêu đàn em.
- Tấm lòng thơm thảo, thương yêu đàn em, nơi cho mây nghỉ, nơi cho chim ấp.
Câu 3: Nội dung của bài thơ là gì?
- Thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây cau.
- Thể hiện cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy cây cau.
- Thể hiện tâm trạng của tác giả khi trồng cây cau.
- Thể hiện sự yêu thích của tác giả đối với cây cau nhà mình.
Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?
- A. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
- B. Tình cảm, tha thiết.
- C. Vui tươi, hồn nhiên.
- Hào hứng, dồn dập.
Câu 5: Câu thơ sau nói lên điều gì?
Chắc chim mới ra ràng
Ồ! Hoa cau đang nở!
- Thông báo hoa cau đang nở.
- Nêu lợi ích của cây cau.
- Sự ngạc nhiên của tác giả khi thấy hoa cau nở.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Qua hình ảnh cây cau, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?
- Cây cau có rất nhiều lợi ích và tác dụng.
- Sống phải biết ngẩng cao đầu, hiên ngang. Phải biết hiếu thảo, yêu thương mọi người và rộng lượng.
- Phải biết thương yêu mọi người xung quanh mình.
- Cây cau rất cao lớn và ngay thẳng.
Câu 2: Em hiểu thế nào về bài học của cây cau “Muốn cao thì phải thẳng”?
- Muốn làm người tử tế, được người ta kính trọng thì phải chính trực, ngay thẳng.
- Trải qua khó khăn thì mới thành người được.
- Phải thẳng thì mới có thể cao được.
- Muốn phát triển được tốt, muốn đi được xa thì trước hết phải chính trực, ngay thẳng.
Câu 3: Câu thơ “Đỏ môi ngoại nhai trầu” có bao nhiêu danh từ?
- 2 từ.
- 3 từ.
- 4 từ.
- 5 từ.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, cây cối xung quanh mình?
- Tuổi ngựa của Xuân Quỳnh.
- Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
- Lên rẫy của Đỗ Toàn Diện.
- Cả A và C.
--------------- Còn tiếp ---------------