CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG
ĐỌC 3: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài Những hạt thóc giống thuộc loại truyện nào?
- Truyện dân gian Khmer.
- Truyện dân gian Lào.
- Truyện dân gian Cam-pu-chia.
- Truyện cổ tích.
Câu 2: Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
- Chọn người thông minh, sáng suốt.
- Chọn người hiền lành, nhân hậu.
- Chọn người trung thực.
- Chọn người quyết đoán, có trí tuệ.
Câu 3: Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
- Phát cho mỗi người một thúng thóc giống về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
- Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
- Yêu cầu mỗi người làm món ngon dâng vua và hẹn tới ngày lễ ai đem được món ăn vừa ý vua nhất sẽ được truyền ngôi.
- Phát cho mỗi người một thúng thóc giống rồi hẹn ai khám phá ra được bí mật trong thúng thóc thì sẽ được truyền ngôi.
Câu 4: Khi nhận được thúng thóc giống của vua, chú bé Chôm đã làm gì?
- Chôm còn nhỏ không biết gieo trồng thế nào nên mang sang nhờ người hàng xóm chăm sóc giúp, chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm.
- Chôm cũng đem đi gieo trồng nhưng bởi vì lười biếng nên không bao giờ chịu chăm sóc nên thóc cũng chẳng nảy mầm.
- Chôm dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm.
- Chôm đem về rồi vứt ở xó nhà, quên mất lời vua dặn phải gieo trồng, chăm sóc.
Câu 5: Đến kì phải nộp thóc dâng lên vua, mọi người đã làm gì?
- Mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp cho nhà vua.
- Mọi người quỳ rạp thú tội với nhà vua vì không thể dâng thóc lên vua như đã hẹn.
- Mọi người đem sơn hào hải vị, sản vật quý hiếm dâng vua để thay thế cho thóc không nảy mầm được.
- Mọi người phát hiện ra vua đã luộc kĩ thóc, tưởng rằng vua lừa mình nên kéo về kinh đô phản đối.
Câu 6: Đến kì phải nộp thóc dâng vua, cậu bé chôm đã hành xử khác với mọi người như thế nào?
- Chôm dũng cảm đứng lên vạch mặt sự giả dối của vua khi đưa thúng thóc đã luộc kĩ cho mọi người.
- Chôm lén lấy thóc của những người dân khác rồi nhận rằng đó là của mình.
- Vào ngày hẹn nộp thóc, Chôm lo lắng rúc mặt khóc trong phòng, không dám ra khỏi nhà.
- Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu: “Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được”.
Câu 7: Mọi người có thái độ như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
- Mọi người đều nhiệt tình ủng hộ.
- Mọi người ai nấy mặt mũi xám xịt.
- Mọi người ai nấy đều sững sờ.
- Mọi người run rẩy quỳ xuống xin tha tội.
Câu 8: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Vua khen ngợi sự trung thực và trao thưởng vàng bạc cho Chôm.
- Chôm được vua khen ngợi, truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
- Chôm trở về quê sống được rất nhiều người yêu mến vì đức tính trung thực.
- Chôm được vua khen ngợi, cậu bé trở về quê mở lớp dạy học và luôn lấy sự trung thực làm điều cơ bản để dạy dỗ học trò.
Câu 9: Hiền minh có nghĩa là gì?
- Hiền lành và rõ ràng.
- Có đức độ và sáng suốt.
- Biết sống hiền lành, chan hòa với mọi người.
- Sống minh bạch, có trước có sau.
Câu 10: Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào?
- Thương người như thể thương thân.
- Măng mọc thẳng.
- Trên đôi cánh ước mơ.
- Niềm vui sáng tạo.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao chú bé Chôm là người được truyền ngôi báu?
- Vì chú bé đã tố cáo được hành động gian lận của mọi người.
- Vì chú bé tài giỏi, được nhà vua yêu quý và tin tưởng.
- Vì chú bé là người làm ra được nhiều thóc gạo nhất.
- Vì chú bé dũng cảm nói ra sự thật, không sợ bị trừng phạt.
Câu 2: Chú bé Chôm có phẩm chất gì đáng quý mà người dân không có?
- Thông minh, tài giỏi.
- Cần cù, chịu khó.
- Ngoan ngoãn, thật thà.
- Trung thực, dũng cảm.
Câu 3: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Vì họ luôn nói ra sự thật, không vì lợi ích cá nhân mà nói dối làm hỏng việc chung.
- Vì người trung thực luôn nói ra sự thật để có lợi cho bản thân.
- Vì người trung thực luôn được mọi người quý mến, tin tưởng.
- Vì họ luôn tỏ ra thật thà, trung thực, dành được phần ưu tiên và sự tin tưởng.
Câu 4: Ý nghĩa của câu chuyện Những hạt thóc giống?
- Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thật.
- Ca ngợi sự thông minh, tài ba trong việc chọn người nối ngôi của ông vua.
- Phê phán hành động gian dối, hèn nhát của những người dân.
- Gợi ý một cách chọn người nối ngôi vô cùng hiệu quả.
Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhà vua?
- Là một người tài ba, biết phát hiện ra hiền tài.
- Là một người thông minh cơ trí.
- Là một người thông minh, chính trực, biết tìm kiếm hiền tài.
- Là một vị vua bất tài.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bài học em rút ra được từ câu chuyện trên là gì?
- Những lúc khó khăn có thể tới nhờ người khác giúp đỡ.
- Lòng trung thực là một đức tính tốt mà chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện.
- Lòng trung thực sẽ giúp con người luôn sống đúng, sống có ích.
- Cả B và C.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Trung nghĩa là hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa.
- Chính trực là có tính ngay thẳng.
- Trung thực là có tính thẳng thắn, hay nói thẳng.
- Thẳng tính là có tính thẳng thắn, hay nói thẳng.
Câu 3: Tìm danh từ trong câu dưới đây?
Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi.
- Thóc giống.
- Luộc.
- Ta.
- Cả A và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cũng nói về sự trung thực, chính trực của con người?
- Một người chính trực.
- Đồng cỏ nở hoa.
- Tập làm văn.
- Trước ngày xa quê.
--------------- Còn tiếp ---------------