Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 4: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Bài văn tả cây cối gồm có mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 3 phần.
  3. 4 phần.
  4. 5 phần.

Câu 2: Đâu là yêu cầu chính xác cho bài văn tả cây cối?

  1. Nêu cảm nhận của em về cây ăn quả.
  2. Nêu ý kiến của em về việc trồng cây gây rừng.
  3. Tả một loại cây ăn quả.
  4. Nêu cảm nghĩ của em về loại cây mà em thích.

Câu 3: Phần mở bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  1. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  2. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  3. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
  4. Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

Câu 4: Có mấy kiểu mở bài?

  1. 2 kiểu.
  2. 3 kiểu.
  3. 4 kiểu.
  4. 5 kiểu.

Câu 5: Mở bài gián tiếp là làm gì?

  1. Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu.
  2. Nêu sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.
  3. Giới thiệu trực tiếp đối tượng miêu tả.
  4. Nêu suy nghĩ của mình về đối tượng miêu tả.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích hoa cúc họa mi trắng - loại hoa của mùa thu Hà Nội.

Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại. Với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài. Tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường.

Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành. Em lại bất giác dõi theo những gánh hàng rong, để tìm hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.

Câu 1: Bài văn trên có mấy đoạn?

  1. 3 đoạn.
  2. 4 đoạn.
  3. 5 đoạn.
  4. 6 đoạn.

Câu 2: Cho biết mở bài trên thuộc kiểu nào?

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  4. Mở bài đóng.

Câu 3: Cúc họa mi được miêu tả như thế nào?

  1. Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại, thân nhỏ dài mà mảnh mai.
  2. Lá cây nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống.
  3. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Những bông cúc họa mi mang vẻ đẹp như thế nào?

  1. Thướt tha và mềm mại.
  2. Thanh khiết, mộc mạc.
  3. Đơn sơ, nhạt nhẽo.
  4. Giản dị, tầm thường.

Câu 5: Cúc họa mi được miêu tả theo trình tự nào?

  1. Tả từng bộ phận của cây.
  2. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  3. Tả từng bộ phận rồi nêu cảm nghĩ về cây.
  4. Tả môi trường sống của cây từ xa đến gần.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa…

Thép Mới, Cây tre Việt Nam

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  4. Mở bài đóng.

Câu 2: Cho biết câu dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

Nguyên Hồng, Bãi ngô

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  4. Mở bài đóng.

Câu 3: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngòi rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

Băng Sơn, Bè rau muống

  1. Mở bài trực tiếp.
  2. Mở bài gián tiếp.
  3. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  4. Mở bài đóng.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Từ ngữ được sử dụng trong văn miêu tả phải như thế nào?

  1. Ngắn gọn, súc tích.
  2. Cô đọng, hàm súc.
  3. Giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
  4. Dài dòng, lan man.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 4: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net