CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 6: ƯỚC MƠ CỦA EM
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Động từ là gì?
- Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Là những từ chỉ hành vi của con người.
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
- Là những từ chỉ sự vật.
Câu 2: Động từ chỉ hoạt động là gì?
- Là dạng động từ dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật, hiện tượng.
- Là dạng động từ dùng để chỉ mỗi hoạt động của con người.
- Là động từ chỉ dùng để chỉ hoạt động của sự vật.
- Là động từ chỉ dùng để chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng.
Câu 3: Động từ chỉ trạng thái là gì?
- Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái của sự vật.
- Là loại động từ dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái, cảm xúc hay suy nghĩ tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
- Là loại động từ dùng để tái hiện trạng thái, cảm xúc của con người.
- Là loại động từ dùng để gọi tên trạng thái, cảm xúc của con người.
Câu 4: Từ nào dưới đây là động từ chỉ trạng thái?
- Học bài.
- Xem ti vi.
- Vui buồn.
- Đọc truyện.
Câu 5: Câu sau đây có mấy động từ?
Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất.
- 1 từ.
- 2 từ.
- 3 từ.
- 4 từ.
Câu 6: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hành động?
- Nghỉ ngơi.
- Vui buồn.
- Nằm ngủ.
- Chạy nhảy.
Câu 7: Từ in đậm dưới đây bổ sung ý nghĩa cho động từ nào?
Những tính toán của Ca-tơ-rin thật sự hoàn hảo, đã góp phần đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng rồi quay trở lại Trái Đất an toàn.
- Hoàn hảo.
- Góp phần.
- Đưa.
- Lên.
Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động của con người?
- Bay.
- Hót.
- Nói.
- Đậu.
Câu 9: Từ nào dưới đây chỉ hoạt động của con vật?
- Mếu.
- Hót.
- Cười.
- Nói.
Câu 10: Tìm động từ trong câu đã cho dưới đây?
Chim đậu trên cành tìm sâu.
- Đậu.
- Tìm.
- Cả A và B.
- Sâu.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào?
Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
- Pha.
- Lành lạnh.
- Tết.
- Đến.
Câu 2: Cho biết từ in đậm sau bổ sung ý nghĩa gì cho câu sau?
Rặng đào đã trút hết lá.
- Cho biết sự việc vẫn đang diễn ra.
- Cho biết sự việc chưa diễn ra.
- Cho biết sự việc đã hoàn tất rồi.
- Cho biết sự việc sẽ diễn ra.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Từ đã chỉ hành động đã xảy ra, đã được hoàn thành trong quá khứ.
- Từ sẽ chỉ hành động xảy ra ở hiện tại, chưa biết bao giờ kết thúc.
- Từ đang chỉ hành động đang xảy ra trong hiện tại.
- Từ sắp chỉ hành động chưa xảy ra, nhưng sẽ được thực hiện trong tương lai gần.
Câu 4: Cho biết từ in đậm sau bổ sung ý nghĩa gì cho câu sau?
Nó đang học bài trong phòng.
- Cho biết sự việc vẫn đang diễn ra.
- Cho biết sự việc chưa diễn ra.
- Cho biết sự việc đã hoàn tất rồi.
- Cho biết sự việc sẽ diễn ra.
Câu 5: Dòng nào dưới đây là đúng?
- Động từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
- “Vui, buồn” là các động từ chỉ hoạt động.
- “Tưới cây” là động từ chỉ trạng thái.
- “Nằm ngủ” là động từ chỉ trạng thái của con người.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Từ nào dưới đây cùng loại với các từ đã cho? (Động từ chỉ hoạt động)
Đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi, chơi game
- Nghỉ ngơi.
- Nằm ngủ.
- Nói chuyện.
- Khóc cười.
Câu 2: Các từ đã cho dưới đây thuộc nhóm từ loại từ nào? Từ thuộc từ loại với nó là?
Ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ
- Danh từ - Vở ghi.
- Động từ - Lau nhà.
- Tính từ - Xanh tươi.
- Không có đáp án đúng.
Câu 3: Khổ thơ sau có những động từ nào?
Tớ bỗng phát hiện ra
Trong vườn hoa của mẹ
Lung linh màu sắc thế
Từng bông hoa tươi xinh.
- Lung linh.
- Phát hiện.
- Vườn hoa
- Bông hoa.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây có thể kết hợp với từ “xong”?
- Tôi đã ăn.
- Tôi đã buồn.
- Tôi đã sợ.
- Tôi đã lo.
--------------- Còn tiếp ---------------