CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ
ĐỌC 3: CHỌN ĐƯỜNG
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ từ năm lên mấy?
- Lên bốn.
- Lên năm.
- Lên sáu.
- Lên bảy.
Câu 2: Cậu được ai đưa về nuôi?
- Phú hộ.
- Quan lớn.
- Bác nông dân nghèo.
- Hòa thượng.
Câu 3: Tai họa gì đã ập đến?
- Một trận bão lũ quét qua làm rất nhiều người bị thương.
- Một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết rất nhiều mạng người.
- Một trận động đất kéo tới làm rất nhiều người thiệt mạng.
- Một cơn mưa đá trút xuống làm rất nhiều người bị thương.
Câu 4: Nguyễn Bá Tĩnh đã làm gì để theo đuổi nghề y?
- Quên ăn quên ngủ, nghiền ngẫm sách thuốc.
- Đi trồng thuốc rồi bán lại cho quan lại.
- Đọc nhiều sách liên quan tới các loại bệnh.
- Mời thầy thuốc nổi tiếng nhất vùng về dạy.
Câu 5: Khi dịch bệnh qua đi, Bá Tĩnh nghe được tin gì?
- Nhà vua tuyển người vào trong cung chữa bệnh.
- Năm sau vua mở khoa thi tiến sĩ.
- Vua đang tìm ngự ý giỏi.
- Nhà vua cần tìm người chữa bệnh cho mình khi đi vi hành.
Câu 6: Nhà vua đã có đề nghị gì dành cho Bá Tĩnh?
- Muốn Bá Tĩnh vào cung chữa bệnh cho hoàng thượng.
- Muốn giúp Bá Tĩnh mở một hiệu thuốc.
- Muốn cho Bá Tĩnh làm ngự y.
- Muốn cung cấp thêm tài liệu để Bá Tĩnh tiếp tục nghiên cứu thuốc chữa bệnh.
Câu 7: Bá Tĩnh đối với lời đề nghị của vua như thế nào?
- Đồng ý.
- Từ chối.
- Hơi chấp nhận.
- Miễn cưỡng chấp nhận.
Câu 8: Sau ngày gặp vua, Bá Tĩnh dốc sức vào việc gì?
- Trồng thuốc, trị bệnh.
- Dùi mài kinh sử.
- Kiếm tiền.
- Đọc sách về nghề y.
Câu 9: Ông đã miệt mài viết được hai bộ sách gì?
- Các loại thuốc để chữa bệnh đậu mùa.
- Chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản.
- Cách phòng chống dịch bệnh.
- Các cách phòng chống và điều trị bệnh ngoài da hiệu quả.
Câu 10: Bá Tĩnh là danh y của nước nào?
- Trung Quốc.
- Mỹ.
- Việt Nam.
- Nga.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao Bá Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc?
- Vì ông muốn cứu những người không có tiền chữa bệnh.
- Vì ông muốn cứu những người nghèo khổ giống ông.
- Vì dịch bệnh kéo đến khiến rất nhiều người thiệt mạng, ông muốn trở thành thầy thuốc cứu người.
- Vì ông là muốn giúp đỡ những người không có tiền chữa bệnh.
Câu 2: Vì sao Bá Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ?
- Vì ông cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn.
- Vì ông muốn làm quen với nhiều thầy thuốc nổi tiếng khác.
- Vì ông muốn gặp được nhiều người giỏi hơn để học tập thêm.
- Vì ông muốn nâng cao địa vị và danh tiếng của mình.
Câu 3: Em thấy danh y Tuệ Tĩnh là một người như thế nào?
- Là một người bảo thủ.
- Là một người kiêu ngạo.
- Là một người giàu lòng thương người.
- Là một người chăm chỉ.
Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì?
- Ca ngợi sự thông minh của Nguyễn Bá Tĩnh.
- Kể về quá trình đến với nghề y của Nguyễn Bá Tĩnh.
- Ca ngợi tấm lòng y đức của danh y Tuệ Tĩnh.
- Ca ngợi những con người yêu nước, thương dân như danh y Tuệ Tĩnh.
Câu 5: Theo em, nhờ đâu mà Nguyễn Bá Tĩnh có thể trở thành thầy thuốc chữa bệnh cứu người?
- Sự kiên nhẫn.
- Tấm lòng y đức.
- Sự chăm chỉ.
- Tất cả các ý trên.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện này muốn nói điều gì?
- Người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân hậu.
- Người thầy thuốc phải có mong muốn cứu người.
- Thuốc Nam tốt hơn thuốc Tây.
- Cả A và B.
Câu 2: Câu sau đây có bao nhiêu tính từ?
Thần tài hèn sức mọn, lại chuyên làm thuốc Nam, e chỉ hợp trị bệnh cho dân thường thôi.
- 2 từ.
- 3 từ.
- 4 từ.
- 5 từ.
Câu 3: Chỉ ra động từ trong câu sau?
Đức vua không quở trách mà rất hài lòng.
- Đức vua.
- Quở trách.
- Rất.
- Hài lòng.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài đọc nào dưới đây cùng chủ đề với câu chuyện Chọn đường?
- Thi nhạc.
- Văn hay chữ tốt.
- Đón Thần Mặt Trời.
- Những hạt thóc giống.
--------------- Còn tiếp ---------------