CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
BÀI ĐỌC 2: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Buổi học cuối cùng do ai sáng tác?
- Lê Minh.
- Nguyễn Thị Mai.
- Phạm Tiến Duật.
- Xuân Quỳnh.
Câu 2: Trong bài thơ Buổi học cuối cùng học sinh sắp phải chia tay với ai?
- Thầy giáo.
- Cô giáo.
- Bạn cùng lớp.
- Bạn khác lớp.
Câu 3: Mái tóc của cô giáo được miêu tả qua chi tiết nào trong bài.
- Bím tóc.
- Phấn trắng.
- Mái tóc hoa râm.
- Giọt nắng.
Câu 4: Trong bài thơ về hưu có nghĩa là gì?
- Về làm việc gia đình.
- Nghỉ việc nhưng chưa đủ số năm quy định.
- Nghỉ làm việc do lớn tuổi hoặc do sức khỏe kém và đã làm việc đủ số năm theo quy định.
- Nghỉ làm việc do quá bận.
Câu 5: Trong bài thơ hoa râm (tóc) có nghĩa là gì?
- Điểm trắng lốm đốm.
- Tóc vàng do cháy nắng.
- Tóc đỏ như hoa dâm bụt.
- Tóc đen.
Câu 6: Không khí của lớp học trong Buổi học cuối cùng của tác giả Nguyễn Thị Mai.
- Vui vẻ.
- Phấn khích.
- Nghiêm trang, không đùa nghịch, lặng yên.
- Buồn bã.
Câu 7: Từ ngữ nào miêu tả đúng giọng của cô giáo trong bài Buổi học cuối cùng.
- Chua loét.
- Êm êm.
- Ngọt ngào.
- Trầm bổng.
Câu 8: Sau buổi học cuối những học sinh nhận ra điều gì?
- Cô giáo sẽ không dạy trên lớp nữa.
- Trang nghiêm hơn, ngoan hơn.
- Luyến tiếc những ngày tháng gắn bó với cô giáo.
- Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
Câu 9: Trong bài Buổi học cuối cùng bàn tay cô được miêu tả như thế nào?
- Xương gầy, bám đầy phấn trắng.
- Thô ráp, to kệch..
- Mềm mại .
- Thon dài.
Câu 10: Tâm trạng của học sinh khi học buổi học cuối cùng của cô.
- Tiếc nuối và lưu luyến.
- Vui vẻ và nói cười.
- Buồn bã và day dứt.
- Đáp án B và C.
II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Tại sao ở buổi học cuối với cô giáo các học sinh trang nghiêm hơn, ngoan hơn?
- Vì đón tiếp các thầy cô dự giờ.
- Vì đây là buổi học có kiến thức trọng tâm quan trọng.
- Vì đây là buổi học cuối cô giáo dạy trước khi về hưu, lúc này học sinh mới luyến tiếc và trân trọng những bài học quý giá trước kia cô giảng dạy.
- Vì sắp có đợt thi nên mới chú ý lắng nghe.
Câu 2: Điều gì ở cô khiến học sinh xúc động?
- Mái tóc hoa râm chứng tỏ có đã có tuổi.
- Đội bàn tay xương gầy bám đầy phấn trắng đã đào tạo nhiều thế hệ.
- Giọng nói êm êm, nụ cười như giọt nắng nhưng giờ đây học sinh mới nhận ra.
- Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
Câu 3: Trong câu “Sau buổi học này, chúng em mới nhận ra” là lời gì?
- Lời tự trách bản thân đã không chăm ngoan để rồi trước giờ học cuối cùng là những cảm xúc tiếc nuối.
- Là lời thắc mắc.
- Là lời bộc bạch của cá nhân
- Là lời tự hỏi của cá nhân.
Câu 4: Dòng nào dưới đây kể tên những hành động của học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Trang nghiêm, gõ thước, thắt nơ hồng.
- Trang nghiêm, không đùa nghịch, gõ thước; lặng yên.
- Không nghe giảng, nhìn ra ngoài cửa sổ.
- Nhìn chăm chú vào cô giáo.
Câu 5: Em thử dự đoán xem tâm trạng của cô giáo trong buổi học cuối cùng sẽ như thế nào?
- Buồn bã vì không còn gắn bó với lớp nữa.
- Lưu luyến học trò.
- Say xưa với tiết học cuối mà không muốn dứt.
- Tất cả các đáp án trên.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Nếu là em là một học sinh trong buổi học cuối đó em sẽ hành xử như thế nào?
- Trang nghiêm, lắng nghe cô giảng bài.
- Không gây mất trật tự.
- Gửi lời chúc sức khỏe tới cô.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ Buổi học cuối cùng là gì?
- Hãy trân trọng những gì chúng ta đang có.
- Thay đổi bản thân không bao giờ là muộn.
- Yêu thương, quan tâm tới những người xung quanh.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nói lên sự cống hiến của cô giáo đối với nghề.
- Giọng nói trầm bổng.
- Mái tóc hoa râm và đôi bàn tay gầy bám đầy bụi phấn.
- Tận tụy giảng dạy đối với các học sinh.
- Đáp án B và C.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với việc học?
- Chăm chỉ, trân quý những kiến thức tiếp thu được và biến nó thành thực hành được trong tương lai.
- Lười biếng, thi thì học còn lại thì chơi.
- Nhút nhát không dám nói lên ý kiến của mình.
- Không hoàn thành nhiệm vụ học tập được phân công.
--------------- Còn tiếp ---------------