CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
ĐỌC 4: CON SÓNG LAN XA
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Tác giả của bài Con song lan xa là ai?
- Lê Minh.
- Nguyễn Thị Mai.
- Xuân Quỳnh.
- Phạm Tiến Duật.
Câu 2: Khung cảnh lúc cô bé dạo chơi trên bờ được miêu tả như thế nào?
- Nắng đã bắt đầu lên.
- Sương mù tan dần.
- Đàn vịt đang bơi.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Cậu bé có hành động như thế nào khi cô bé chạy về nhà gọi anh?
- Nằm trên giường.
- Nói khẽ.
- Nhảy phốc từ trên giường xuống.
- Hò reo.
Câu 4: Trong bài Con sóng lan xa từ phốc có nghĩa là gì?
- Nhanh nhẹn.
- Lười biếng.
- Từ gợi tả động tác nhanh, gọn, mạnh và động tác đột ngột.
- Từ gợi tả hành động trêu đùa.
Câu 5: Điều gì khiến cho hai an hem thích thú?
- Đàn vịt trời.
- Những cơn sóng nhẹ.
- Súng cao su.
- Nắng.
Câu 6: Từ ngữ nào miêu tả tâm trạng của cô bé sau khi hành động bắc loa tay lên miệng hô to “vịt trời”?
- Háo hức.
- Kiêu căng.
- Hống hách.
- Cười giòn tan.
Câu 7: Hành động của cô bé khi cậu bé buột reo?
- Thầm thì.
- Nhảy phốc xuống.
- Lừ mắt.
- Chạy vù.
Câu 8: Mặt hồ được miêu tả như thế nào trong bài?
- Lăn tăn, gợn nước, óng ánh màu vàng.
- Trong xanh.
- Mặt nước nhuộm màu đỏ ối.
- Sóng dữ dội.
Câu 9: Mục đích của người anh khi đàn vịt vào bờ là gì?
- Để trêu đùa đàn vịt.
- Để bắn.
- Để bắt về nhà nuôi.
- Để làm thịt chúng.
Câu 10: Mục đích của người em khi đàn vịt vào bờ là gì?
- Để trêu đùa đàn vịt.
- Để bắn.
- Để bắt về nhà nuôi.
- Để làm thịt chúng.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tại sao người em lại hô lên vịt trời….vịt trời?
- Vì muốn chọc tức người anh.
- Vì muốn bảo vệ đàn vịt trời không bị người anh bắn.
- Vì muốn trêu đùa đàn vịt
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Vì sao lúc người anh dặn em nói nhỏ để dụ đàn vịt vào bờ người em lại im lắng?
- Vì không muốn đáp lại anh.
- Vì muốn chọc tức người anh.
- Vì người em không đồng ý với hành động lấy súng cao su bắn đàn vịt trời.
- Vì đang mải nhìn đàn vịt.
Câu 3: Em có cảm nhận như thế nào về người em trong bài?
- Là người có tấm lòng nhân ái, yêu thương loài vật.
- Là người không yêu thương động vât.
- Là một người vị tha
- Là một đứa con ngon của ba mẹ.
Câu 4: Em có cảm nhận như thế nào về người anh trong bài?
- Là người có tấm lòng nhân ái, yêu thương loài vật.
- Là người không yêu thương động vât.
- Là một người vị tha.
- Là một đứa con ngon của ba mẹ.
Câu 5: Tìm động từ trong câu sau.
Cậu bé cầm súng.
- Cậu bé.
- Cầm.
- Súng.
- Không có động từ.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Em có cảm nhận gì về tiếng cười giòn tan của cô bé?
- Là tiếng cười thích thú khi đàn vịt bay đi.
- Là tiếng cười của lòng nhân ái khi cứu được đàn vịt trời.
- Là tiếng cười đùa nghịch của người em.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Hãy tưởng tượng những hành động của người em khiến cho anh suy nghĩ gì?
- Bực bội khó chịu vì em làm bay mất đàn vịt trời.
- Lo lắng cho người em.
- Nhận ra hành động của mình là sai.
- Tức giận.
Câu 3: Đều giữ im lặng khi đàn vịt vào bờ nhưng hai anh em có mục đích như thế nào?
- Người anh tìm súng cao su để bắn đàn vịt trời. Người em muốn ngắm nhìn đàn vịt.
- Người anh muốn ngắm nhìn đàn vịt trời. Người em muốn bắt đàn vịt trời về.
- Người anh và người em muốn bắt đàn vịt trời về nhà.
- Người anh và người em muốn bắt đàn vịt trời đi bán.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Qua bài trên giúp em hiểu thêm gì về lòng nhân ái?
- Lòng nhân ái không chỉ biết yêu thương giúp đỡ lần nhau mà chúng ta cần phải biết yêu thương cả những loài vật.
- Lòng nhân ái là lấy của người giàu chia cho người nghèo.
- Lòng nhân ái là quan tâm đến bạn bè cùng lớp.
- Lòng nhân ái là lo lắng cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
--------------- Còn tiếp ---------------