CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: VỊ NGỮ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Vị ngữ là thành phần nào của câu?
- Là thành phần phụ của câu dung để bộc lộ cảm xúc.
- Là một trong hai thành phần chính của câu.
- Là thành phần phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của câu.
- Là thành phần phụ dung để đặt câu hỏi.
Câu 2: Tác dụng của vị ngữ?
- Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?).
- Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?).
- Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?).
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đâu không phải tác dụng của vị ngữ trong câu?
- Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Là gì?)
- Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ (Trả lời câu hỏi Làm gì?)
- Dùng để đảo trật tự từ trong câu.
- Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ (trả lời câu hỏi Thế nào?)
Câu 4: Vị ngữ thường xuất hiện ở vị trí nào trong câu?
- Chỉ đứng đầu câu.
- Thường đứng sau chủ ngữ.
- Chỉ đứng ở giữa câu.
- Chỉ đứng ở cuối câu.
Câu 5: Vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào trong câu?
- Là gì?
- Làm gì?
- Thế nào?
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Vị ngữ thường đứng sau thành phần nào?
- Bổ ngữ
- Trạng ngữ
- Chủ ngữ
- Động từ
Câu 7: Trong câu có thể có bao nhiêu vị ngữ?
- 1
- 2
- 3
- Có thể có nhiều vị ngữ.
Câu 8: Đâu không phải thành phần phụ của câu?
- Vị ngữ.
- Bổ ngữ.
- Trạng ngữ.
- Tân ngữ.
Câu 9: Vị ngữ có thể kết hợp với thành phần nào dưới đây để trả lời cho câu hỏi Làm gì?
- Bổ ngữ.
- Chủ ngữ.
- Trạng ngữ.
- Tân ngữ.
Câu 10: Vị ngữ có thể kết hợp với thành phần nào dưới đây để trả lời cho câu hỏi Là gì?
- Bổ ngữ.
- Trạng ngữ.
- Chủ ngữ.
- Tân ngữ.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Xác định vị ngữ trong câu sau.
Câu ấy là một người tốt.
- Cậu ấy.
- Là.
- Một.
- Là một người tốt.
Câu 2: Tìm vị ngữ đầy đủ nhất trong câu văn sau.
Bà cụ sững người, khẽ nói lời cảm ơn.
- Bà cụ.
- Sững người, khẽ nói lời cảm ơn.
- Sững người.
- Khẽ nói lời cảm ơn.
Câu 3: Vị ngữ trong câu “Hoàng là một học sinh lớp 4” có tác dụng gì?
- Giới thiệu về Hoàng.
- Miêu tả đôi chân Hoàng.
- Chỉ trạng thái của Hoàng.
- Chỉ ra hoạt động của Hoàng.
Câu 4: Vị ngữ trong câu “Cô ấy đang nấu ăn” có tác dụng gì?
- Giới thiệu về cô ấy.
- Kể ra hoạt động nấu ăn của cô ấy.
- Miêu tả đặc điểm của cô ấy.
- Nhận xét về cô ấy.
Câu 5: Vị ngữ trong câu “Liên là một cô gái xinh xắn, đôi mắt to tròn”
- Giới thiệu về liên.
- Kể ra hoạt động của Liên.
- Miêu tả đặc điểm ngoại hình của cô.
- Miêu tả tính cách của cô.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Dòng nào chữa đúng lỗi sai của vị ngữ trong câu “Cây cầu không thể bóp còi rộn vang…”?
- Cây cầu biết bay lượn nhảy múa.
- Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề qua sông, tiếng còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
- Cây cầu phun ra những đám mây đen kịt.
- Cả A và C.
Câu 2: Dòng nào chữa đúng lỗi sai của câu “Tuấn gọi em nhưng em mới là người được bạn ấy cho một cây bút mới”
- Tuấn gọi em bạn Tuấn rủ đi chơi
- Tuấn đưa em đi chơi em nhưng bạn ấy cho em cây bút mới.
- Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới
- Bạn ấy cho em, Tuấn được cây bút mới.
Câu 3: Vị ngữ trong câu “ An đã bị thương khi cắt cỏ cho bò ăn” trả lời cho câu hỏi gì?
- Là gì?
- Làm gì?
- Thế nào?
- Con gì?
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Hãy xác định vị ngữ phù hợp với câu sau “Hàng trăm con voi”?
- Nhảy múa.
- Mặc quần áo.
- Nấu ăn.
- Kéo về buôn làng.
--------------- Còn tiếp ---------------