Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều bài 12: Đọc 1 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Đọc 1 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

ĐỌC 1: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính do ai sáng tác?

  1. Xuân Quỳnh.
  2. Nguyễn Thị Mai.
  3. Phạm Tiến Duật.
  4. Lê Minh.

Câu 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm bao nhiêu?

  1. 1967
  2. 1968
  3. 1969
  4. 1970

Câu 3: Những chiến sĩ trong bài thơ thực hiện nhiệm vụ gì?

  1. Lái xe.
  2. Phá bom.
  3. Dọn đường.
  4. Đào đất.

Câu 4: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

  1. Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
  2. Ung dung buồm lái ta ngồi.
  3. Không có kính ừ thì ướt áo.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện tình đồng đội của những chiến sĩ lái xe?

  1. Không có kính, ừ thì ướt áo.
  2. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
  3. Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
  4. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.

Câu 6:  Những chiếc xe của các chiến sĩ có gì khác thường?

  1. Không có kính.
  2. Xe được ngụy trang.
  3. Xe có màu đỏ.
  4. Xe gầm thấp.

Câu 7: Chi tiết nào cho thấy sự lạc quan của những người chiến sĩ?

  1. Lo lắng.
  2. Hồi hộp.
  3. Ung dung.
  4. Hoang mang.

Câu 8: Những từ ngữ thể hiện khó khăn, gian khổ của những người chiến sĩ lái xe?

  1. Bom giật, bom rung.
  2. Gió vào xoa mắt đắng.
  3. Mưa tuôn, mưa xối.
  4. Tất cả những đáp án trên.

Câu 9: Từ ngữ Ung dung có nghĩa là gì?

  1. Bay vào, rơi vào.
  2. Có dáng điệu, cử chỉ tỏ ra bình tĩnh, không vội vàng hoặc lo lắng.
  3. Thản nhiên trước sự việc đang diễn ra.
  4. Lo lắng trước sự việc đang diễn ra.

Câu 10: Từ ngữ Tiểu đội có nghĩa là gì?

  1. Đơn vị đo lường cân nặng.
  2. Đơn vị đo chiều cao.
  3. Đơn vị nhỏ nhất trong quân đội, thường gồm từ 6 đến 12 người.
  4. Đơn vị tính quãng đường.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao những chiếc xe lại không có kính?

  1. Vì tháo kính ra.
  2. Vì bị trẻ con ném vỡ kính.
  3. Vì bom giật, bom rung làm kính vỡ.
  4. Vì để tầm nhìn rõ hơn.

Câu 2: Em có cảm nhận gì về hình ảnh những người lính lái xe?

  1. Là những người lính có tinh thần dũng cảm, lạc quan.
  2. Là những người kiêu căng.
  3. Là người nô lê.
  4. Là những người không có ý chí chiến đấu.

Câu 3: Em có cảm nhận gì về những chiếc xe không kính?

  1. Là những chiếc của bộ đội sử dụng.
  2. Là những chiếc xe bị hỏng.
  3. Là những chiếc xe bị phá hỏng do bom đạn, tố cáo hiện thực chiến tranh tàn khốc.
  4. Là những chiếc không ai sử dụng đến.

Câu 4: Hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” thể hiện điều gì?

  1. Tình cha con thắm thiết.
  2. Tình cảm gia đình ruột thịt.
  3. Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ.
  4. Tình mẹ con thiêng liêng.

Câu 5: Thái độ của những người lính trong khổ thơ đầu như thế nào?

  1. Sợ hãi khi bom nổ.
  2. Dũng cảm, lạc quan.
  3. Lo sợ bom rơi vào người.
  4. Lo cho đồng đội.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết trong cuộc kháng chiến nào?

  1. Kháng chiến chống Nhật.
  2. Kháng chiến chống Mĩ.
  3. Kháng chiến chống Pháp.
  4. Kháng chiến chống Anh.

Câu 2: Em có cảm nhận gì về khung cảnh trên tuyến đường Trường Sơn trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

  1. Khung cảnh rừng cây xanh tốt.
  2. Khung cảnh rất nhiều hoa xinh và các loài động vật hoang dã.
  3. Khung cảnh mịt mù khói bụi do bom nổ.
  4. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Câu 3: “Con đường chạy thẳng vào tim” thể hiện cảm nhận gì của người lính?

  1. Cảm nhận của người lính về thế giới bên ngoài.
  2. Cảm nhận của người lính về bầu trời.
  3. Cảm nhận của người lính về tốc độ xe chạy.
  4. Cảm nhận của người lính về con người .

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Chủ đề của bài thơ trên là gì?

  1. Ca ngợi những người lính lái xe trong thời kì kháng chiến chống mĩ.
  2. Ca ngợi người mẹ Việt Nam anh hùng.
  3. Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ thời phong kiến.
  4. Ca ngợi những cô giao liên.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều, trắc nghiệm tiếng việt 4 cánh diều bài 12: Đọc 1 - Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net