CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM
ĐỌC 4: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài đọc Người lính dũng cảm tác giả là ai?
- Phạm Tiến Duật.
- Lê Minh.
- Đặng Ái.
- Nguyễn Thị Mai.
Câu 2: Trong bài Người lính dũng cảm máy bay địch là con gì?
- Chim.
- Quạ.
- Chuồn chuồn.
- Ong.
Câu 3: Chú lính bé nhất có thái độ như thế nào khi thủ lĩnh ra lệnh?
- Tự tin.
- Ngập ngừng.
- Bực tức.
- Khó chịu.
Câu 4: Chú bé đã có hành động như thế nào vượt qua hàng rào bằng cách nào?
- Chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
- Leo lên hàng rào.
- Nhảy lên hàng rào.
- Phá rào rồi qua.
Câu 5: “Viên tướng” và “những người lính” trong bài Người lính dũng cảm là những ai?
- Là những người lính chiến đâu trên chiến trường.
- Là những người hàng xóm.
- Là những cậu học sinh đóng giả làm những người lính.
- Là những cô gái thanh niên xung phong.
Câu 6: Chú lính nhỏ có thái độ như thế nào khi thầy giáo hỏi?
- Thản nhiên.
- Lo lắng.
- Run lên.
- Buồn bã.
Câu 7: Chi tiết nào miêu tả thái độ của thầy giáo khi các bạn không nhận lỗi?
- Nghiêm nghị.
- Lắc đầu buồn bã.
- Khoanh tay đứng nhìn.
- Đánh mắng học sinh.
Câu 8: “Chú lính nhỏ” và “Viên tướng” có hành động khác nhau như thế nào khi các bạn ra về?
- Chạy về theo các bạn.
- Rủ “Viên tướng” đi sửa lại hàng rào và vườn hoa.
- Rủ đồng đội đi chơi.
- Trêu đùa các bạn trong lớp.
Câu 9: Hành động khoát tay của “Viên tướng” thể hiện anh là một người như thế nào?
- Là một người dũng cảm.
- Là một người chỉ huy giỏi.
- Là một người dám chịu trách nhiệm với những gì mình gây ra.
- Là một người không dám nhận những lỗi lầm mình gây ra.
Câu 10: Những “Đồng đội” có hành động gì khi thấy chú lính nhỏ quả quyết bước về phía vườn trường?
- Mặc kệ và trở về nhà.
- Cười cợt hành động của chú lính nhỏ.
- Cả đội bước theo.
- Đến nhận lỗi với thầy chủ nhiệm.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao “viên tướng” không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
- Vì “viên tướng” cho rằng những thằng chui là những thằng hèn.
- Vì “đồng đội” toàn những người to béo không thể chui qua.
- Vì thế hiện sự oai phong của mình.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Vì sao tác giả gọi “chú lính nhỏ” là người chỉ huy dũng cảm?
- Vì “chú lính nhỏ” đã nhận lỗi khi thầy giáo hỏi.
- Vì “chú lính nhỏ” đã quyết định đi sửa lại hàng rào và vườn hoa để sửa chữa lỗi lầm của mình.
- Vì “chú lính nhỏ” tuy còn nhỏ nhưng đã làm nhiệm vụ trên chiến trường.
- Vì “chú lính nhỏ” được bạn bè mến mộ.
Câu 3: Vì “chú lính nhỏ” không nhận lỗi khi thầy giáo hỏi?
- Vì sợ bị phạt.
- Vì sợ các bạn chê cười.
- Vì bị một cú véo nhắc chú ngồi yên.
- Vì sợ đồng đội sẽ không chơi với mình nữa.
Câu 4: Em có nhận xét gì về lời nói “Nhưng như vậy là hèn” của “chú lính nhỏ”?
- Rất dũng cảm, dám làm và dám đối diện với hậu quả mình gây ra.
- Muốn mắng chửi “viên tướng” vì hành động nhảy qua rào của “viên tướng”.
- Thái độ với “viên tướng” vì đã làm mình bị phạt.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Em có cảm nhận gì về hành động của “đồng đội” khi “chú lính nhỏ” quyết bước về phía vườn trường?
- Là hành động bước theo để trêu đùa “chú lính nhỏ”
- Là hành động dũng cảm bước theo “chú lính nhỏ” để sữa chữa lỗi lầm của mình gây ra.
- Bước nhanh theo chú lính nhỏ để tiếp tục thực hiện nhiệm vũ diệt máy bay địch.
- Là hành động nhút nhát, sợ “chú lính nhỏ” nói với thầy giáo về lỗi lầm của mình.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Bài học rút ra từ bài Người lính dũng cảm?
- Người dám nhận lỗi là người dũng cảm.
- Không bao giờ nhận lỗi sai về mình.
- Bao dung, vị tha với tất cả mọi người.
- Yêu thương và bảo vệ các loài động vật.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về “chú lính nhỏ”?
- Là một người nhỏ bé nhất trong đội.
- Là một người dũng cảm.
- Là một người hèn nhát, không có trách nhiệm.
- Là một người có biết sửa chữa lỗi lầm.
Câu 3: Tìm động từ trong câu sau:
Viên tướng khoát tay.
- Viên tướng.
- Khoát.
- Tay.
- Tất cả các đáp án trên.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Bài học nào dưới đây nói về người dám nhận lỗi là người dũng cảm.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Con sóng lan xa.
- Người lính dũng cảm.
- Sự thật là thước đo chân lí.
--------------- Còn tiếp ---------------