CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG
BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ DŨNG CẢM
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ nào dưới đây có nghĩa giống với dũng cảm?
- Gan dạ.
- Nhút nhát.
- Lười biếng.
- Chăm ngoan.
Câu 2: Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa trái ngược với dũng cảm?
- Nhút nhát.
- Quả cảm.
- Can đản.
- Gan góc.
Câu 3: Những từ ngữ nào có nghĩa giống với từ dũng cảm?
- Hèn nhát, nhát gan, nhút nhát.
- Can trường, anh dũng, quả cảm.
- Lười biếng, chăm chỉ, thẳng thắn.
- Ương bướng, liều lĩnh, hèn nhát.
Câu 4: Những từ ngữ nào trái nghĩa với dũng cảm?
- Gan dạ, can trường, gan góc.
- Quả cảm, anh dũng, anh hùng.
- Hèn, hèn nhát, nhút nhát.
- Gan góc, quả cảm, gạn dạ.
Câu 5: Thêm từ dũng cảm vào vị trí nào để thích hợp với từ ngữ nhận khuyết điểm?
- Đằng trước “Dũng cảm nhận khuyết điểm”
- Đằng sau “Nhận khuyết điểm dũng cảm”
- Ở giữa “Nhận dũng cảm khuyết điểm”
- Thích hợp đứng ở mọi vị trí.
Câu 6: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “Gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm”?
- Đông chết se, hè chết lụt.
- Học một biết mười.
- Gan vàng dạ sắt.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 7: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “Có nghĩ, có cách làm sáng tạo, mạnh dạn”
- Dám ăn dám nói.
- Dám nghĩ dám làm.
- To gan lớn mật.
- Ăn vóc học hay.
Câu 8: Thành ngữ To gan lớn mật có nghĩa là gì?
- Mạnh bạo có phần ương bướng, liều lĩnh.
- Gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm.
- Nói năng bạo dạn, thẳng thắn không kiêng nể.
- Có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn.
Câu 9: Trong câu “Cháu quả là người gác rừng dũng cảm” từ “dũng cảm” thuộc loại từ gì?
- Danh từ.
- Động từ.
- Tính từ.
- Thán từ.
Câu 10: Trong câu “Dũng cảm là dám nhận lỗi lầm của mình” từ “Dũng cảm” là thành phần nào của câu?
- Chủ ngữ.
- Vị ngữ.
- Bổ ngữ.
- Tân ngữ.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu nào dưới đây nói lên lòng dũng cảm hi sinh bảo vệ tổ quốc.
- Ga-li-lê dũng cảm viết sách theo quan điểm của Cô-péc-ních để khẳng định chân lí khoa học.
- Anh hùng Phan Đình Giót đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
- “Chú lính nhỏ” đã dũng cảm nhận lỗi.
- Trương Xuân Thức đã dũng cảm ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp.
Câu 2: Câu nào dưới đây phù hợp với từ “quả cảm”?
- Anh có một trái tim quả cảm, ông Sandin.
- Sự quả cảm đáng được kính trọng.
- Những người lính phá bom họ đều quả cảm, tận và can đảm.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Cầu nào sau đây đối lập với dũng cảm?
- Anh ta thật là nhút nhát khi không dám cưỡi lên lưng ngựa.
- Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, dám nghĩ dám làm bảo vệ cái thiện.
- Dũng cảm là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây nói về lòng dũng cảm?
- Ba chìm bảy nổi.
- Cày sâu quốc bẫm.
- Gan vàng dạ sắt.
- Chân lấm tay bùn.
Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không nói về lòng dũng cảm?
- Gan vàng dạ sắt.
- Vào sinh ra tử.
- Nhường cơm sẻ áo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đâu là ý nghĩa của dũng cảm?
- Dũng cảm là dám vượt qua chính mình, vượt qua những nỗi sợ hãi để hoàn thiện bản thân.
- Dũng cảm là dám đương đầu với những khó khăn thử thách hướng tới việc tốt.
- Dũng cảm làm con người hoàn thiện ngày càng tốt hơn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Dòng nào dưới đây đúng?
- Vy là một cô gái chăm học nhất lớp, cô ấy thật là gan vàng dạ sắt.
- Anh Nguyễn Văn Trỗ là một con người gan vàng dạ sắt.
- Cụ đã cao tuổi rồi mà không dùng gậy cụ thật là quả cảm.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Thái độ của mọi người đối với người có lòng dũng cảm như thế nào?
- Tôn trọng.
- Quý mến.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Nhân vật nào dưới đây đã cứu sống cháu bé ba tuổi rơi từ tầng 12 chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng (Q. Thanh Xuân, Hà Nội)?
- Nguyễn Văn Mạnh.
- Nguyễn Ngọc Mạnh.
- Đặng Nguyên Thuận.
- Nguyễn Quyền.
--------------- Còn tiếp ---------------