Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CD

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

Câu 1. (0,5 điểm) Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt?

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.

B. Gia đình Nết khó khăn nên Nết không được đi học.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?

A. Vì cô giáo gặp Nết ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì cô giáo đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.

Câu 3. (0,5 điểm) Em học được ở Nết điều gì?

A. Lòng lương thiện, thường xuyên giúp đỡ người khác.

B. Lòng lạc quan, sự kiên trì vượt qua khó khăn, chăm chỉ học hành.

C. Sự tự tin vào khả năng của mình.

Câu 4. (0,5 điểm) Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Chúng ta phải chăm chỉ học tập để trở thành người có ích cho xã hội.

B. Chúng ta phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

C. Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5. (1,5 điểm) Điền các dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong những câu sau:

a. – Em hãy đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cho cả lớp cùng nghe.

b. Câu chuyện cổ tích Thạch Sanh đã cho chúng ta thấy hình ảnh một chàng Thạch Sanh dũng cảm, lương thiện.

c. Cô ấy đang đọc cuốn Cô bé bán diêm.

Câu 6. (2,5 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi.

(Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)

a. (1,0 điểm) Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ trên.

b. (1,5 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Lá bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.

Đoàn Giỏi

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn tả một loại cây bóng mát mà em yêu thích.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

B

C

 

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (1,5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

a. – Em hãy đọc lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cho cả lớp cùng nghe.

b. Câu chuyện cổ tích Thạch Sanh đã cho chúng ta thấy hình ảnh một chàng Thạch Sanh dũng cảm, lương thiện.

c. Cô ấy đang đọc cuốn Cô bé bán diêm.

Câu 6 (2,5 điểm)

a. (1,0 điểm) Hình ảnh nhân hóa: chị lúa phất phơ bím tóc, cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học, đàn cò áo trắng khiêng nắng, cô gió chăn mây, bác mặt trời đạp xe.

- HS tìm được đủ 5 hình ảnh nhân hóa: 1,0 điểm

- HS tìm được 3 – 4 hình ảnh nhân hóa: 0,75 điểm

- HS tìm được 2 hình ảnh nhân hóa: 0,5 điểm

- HS tìm được 1 hình ảnh nhân hóa: 0,25 điểm

b. (1,5 điểm) Tác dụng của biện pháp nhân hóa: Mỗi ý được 0,5 điểm

- Làm các sự vật trở nên sinh động, có hồn, mang những dáng vẻ và có những hành động như con người. 

- Làm hiện nên bức tranh đồng quê tươi đẹp, phong phú.

- Thể hiện nét tinh nghịch, hồn nhiên của tác giả khi quan sát, miêu tả các sự vật.

B. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8 (2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu về loại cây em định miêu tả

Các loại cây bóng mát quen thuộc, gần gũi: cây bàng, cây phượng vĩ, cây bằng lăng,…

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Tả bao quát loại cây đó

- Tả chi tiết bộ phận của loại cây đó/ tả từng thời kì phát triển/ tả sự khác biệt của cây đó qua 4 mùa

- Ích lợi của cây

- Kể một kỉ niệm của em với loại cây đó

C. Kết bài (0,5 điểm)

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với loại cây đó

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

0,5

 

0,5

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1,5

1

1,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,5

0,5

2,5

0,5

4,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,5

25%

3,0

30%

4,5

45%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Nhận xét về nhân vật trong bài đọc.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Rút ra thông điệp từ bài đọc.

 

1

 

C4

TỪ CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp.

1

 

C5

 

Kết nối

- Chỉ ra được hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ.

1

 

C6.a

 

Vận dụng

- Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa.

1

 

C6.b

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

1

 

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Miêu tả được loại cây bóng mát.

- Trình bày cảm nhận, suy nghĩ của em về loại cây đó.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net