A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
TÀN NHANG
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ được một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”... Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức.
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh:
- Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy ! - Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé. - Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!
Cậu bé mỉm cười:
- Thật không bà?
- Thật chứ! - Bà cậu đáp. - Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang!
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!
(Sưu tầm)
Câu 1. (0,5 điểm) Trong công viên, cậu bé và nhiều trẻ em khác đang làm gì?
A. Xếp hàng để mua vé xem phim.
B. Xếp hàng để chờ đến lượt chơi một trò chơi.
C. Xếp hàng để chờ người họa sĩ vẽ lên mặt.
Câu 2. (0,5 điểm) Điều gì xảy ra khiến cậu bé buồn bã và ngượng ngập?
A. Bị cô bé xếp hàng phía sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá chẳng còn chỗ nào mà vẽ lên mặt.
B. Bị người họa sĩ chê mặt cậu nhiều tàn nhang không còn chỗ nào vẽ.
C. Đến lượt cậu thì người họa sĩ hết màu vẽ.
Câu 3. (0,5 điểm) Câu trả lời cuối cùng của cậu bé cho ta hiểu điều gì?
A. Cậu thích những người có nếp nhăn.
B. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn ấy như cậu yêu bà của mình.
C. Cậu thấy những nếp nhăn của bà rất đẹp.
Câu 4. (0,5 điểm) Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B. Trông mặt mà bắt hình dong.
C. Hãy luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm) Trong những câu sau phép nhân hóa thể hiện ở những từ ngữ nào và tác dụng của phép nhân hóa đó là gì?
a. Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
b. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập ngược xuôi, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở cái bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
Câu 6. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đỡ xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Tìm các danh từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên trong đoạn thơ trên.
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Đường đi Sa Pa
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo Nguyễn Phan Hách
Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn miêu tả một loài cây mà em thích.
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | A | B | C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng và đủ ý được 1,0 điểm
a. - Từ ngữ nhân hóa: (núi) ơi
- Tác dụng: con người trò chuyện với núi như trò chuyện với con người, khiến núi như trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ để con người bộc lộ tâm tư, tình cảm.
b. - Từ ngữ nhân hóa: (cua cá) tấp nập, (họ - cò, sếu, vạc,…) cãi cọ om, anh (Cò)
- Tác dụng: làm hiện lên bức tranh sinh hoạt của những loài động vật vô cùng sống động, mang những đặc trưng riêng của từng loài.
Câu 6 (2,0 điểm)
- Danh từ chỉ người: cha ông, ông cha
- Danh từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa
B. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (1,5 điểm) | - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu + Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày: + Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm + Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm | 0,25 điểm 1,0 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (2,5 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) Giới thiệu chung về loài cây mà em thích. B. Thân bài (0,75 điểm) - Tả bao quát: + Hình dáng + Chiều cao - Tả chi tiết: + Thân cây + Gốc cây + Rễ cây + Lá cây + Quả (nếu có) C. Kết bài (0,5 điểm) Nêu cảm nghĩ của em về loài cây đó.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 1,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 1 |
| 1 |
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 0,5 |
| 0,5 | 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1,5 | 1 | 1,5 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,5 | 0,5 | 3,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 3,0 30% | 4,0 40% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Rút ra thông điệp từ câu chuyện. |
| 1 | C4 | ||
TỪ CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Phân loại được các loại danh từ. | 1 |
| C6 |
|
Kết nối | - Chỉ ra các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa. | 1 |
| C5 (ý 1) |
| |
Vận dụng | - Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa. | 1 |
| C5 (ý 2) |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. | 1 |
| C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả được loài cây mà em yêu thích. - Nêu được cảm nhận, tình cảm của em về loài cây đó. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
| C8 |
|