A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Ba con búp bê đầu tiên
Ngày đó, gia đình tôi còn rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi - một con bé lên 5 tuổi.
Anh em tôi không có nhiều đồ chơi: vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có được một con búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo:
- Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.
Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lòi như sau:
“Bé Giang thân mến !
Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé !
Ông già Nô-en”
Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đòi của những con búp bê.
Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba… ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…
- Những ông già Nô-en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm !
(Theo Nguyễn Thị Trà Giang)
Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao bạn nhỏ cầu xin ông già Nô-en một con búp bê ?
A. Vì bạn thấy bạn Ngọc nhà hàng xóm có búp bê.
B. Vì đây là phong tục trong đêm Giáng sinh.
C. Vì gia đình bạn nghèo, không có đồ chơi mà bạn lại rất thích búp bê.
Câu 2. (0,5 điểm) Bạn nhỏ đã nhận được gì ?
A. Một con búp bê thật xinh.
B. Một gia đình búp bê.
C. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp.
Câu 3. (0,5 điểm) Ai đã gửi món quà cho bạn ?
A. Bố, mẹ và anh trai.
B. Anh trai.
C. Những ông già Nô-en.
Câu 4. (0,5 điểm) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
A. Muốn được quà Nô-en hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en.
B. Muốn được quà Nô-en hãy là một người con ngoan hiếu thảo.
C. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm) Khoanh tròn vào những từ gần nghĩa với từ dũng cảm trong những từ dưới đây:
Gan dạ | Tha thiết | Hòa thuận | Anh dũng | Lễ phép |
Thông minh | Bạo gan | Can trường | Chăm chỉ | Quả cảm |
Câu 6. (2,0 điểm) Viết thêm vị ngữ cho các câu sau:
a. Mỗi buổi sáng thức dậy, em ……….
b. Trong rừng, những chú thỏ ……….
c. Chiếc xe đạp của em ……….
d. Trưa hè nóng bức, cả nhà em ……….
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Rau khúc
Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ ròm, dọc theo bờ sông…Khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn, lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.
Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết một bức thư thăm hỏi ông bà ở quê.
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | B | A | C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
Các từ gần nghĩa với dũng cảm là: gan dạ, anh dũng, bạo gan, can trường, quả cảm.
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Mỗi buổi sáng thức dậy, em đều tập thể dục cùng bố mẹ.
b. Trong rừng, những chú thỏ đang gặm cỏ.
c. Chiếc xe đạp của em là được mẹ tặng nhân dịp sinh nhật.
d. Trưa hè nóng bức, cả nhà em đều muốn ăn kem.
B. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (1,5 điểm) | - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu + Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày: + Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm + Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm | 0,25 điểm 1,0 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (2,5 điểm) | 1. Viết được bức thư có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Phần đầu bức thư (0,5 điểm) - Thời gian, địa điểm viết thư - Người nhận B. Phần nội dung (0,75 điểm) - Hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông bà ở quê - Kể một số điều thú vị về cuộc sống của mình C. Phần cuối bức thư (0,5 điểm) - Lời chào, lời hứa hẹn - Họ tên người viết thư 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 1,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 3 |
|
|
| 1 |
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 3 | 1 |
| 2 | 1 | 1 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,5 | 2,0 |
| 3,5 | 0,5 | 2,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,5 35% | 3,5 35% | 3,0 30% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài. - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 3 |
| C1, 2, 3 |
Vận dụng | - Rút ra bài học từ câu chuyện. |
| 1 | C4 | ||
TỪ CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm từ gần nghĩa với từ dũng cảm. | 1 |
| C5 |
|
Kết nối | - Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống. | 1 |
| C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. | 1 |
| C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bức thư hỏi thăm. - Biết cách viết những lời hỏi thăm. - Bày tỏ tình cảm chân thành, trong sáng, tha thiết. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
| C8 |
|