A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
HOA ĐỎ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập loè về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đưòng lại như những ngọn lửa nến loé lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.
Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.
Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.
Theo Băng Sơn
Câu 1. (0,5 điểm) Trong đoạn Đỏ tía là… màu đỏ rực như tiết, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa?
A. Đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực.
B. Đỏ thắm, đỏ ốỉ, đỏ hồng.
C. Đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn tả hoa mùa hè được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh.
B. Nhân hoá.
C. Cả so sánh và nhân hoá.
Câu 3. (0,5 điểm) Cây gạo và cây vông được so sánh với cái gì?
A. Những chiếc đèn lồng.
B. Cây đào ngày Tết.
C. Ngọn lửa hồng tươi.
Câu 4. (0,5 điểm) Bài văn trên giới thiệu về điều gì?
A. Những loài hoa nở vào mùa xuân.
B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.
C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm) Gạch chân dưới thành phần vị ngữ trong các câu sau:
a. Chàng hoàng tử bỏ về lâu đài nguy nga tráng lệ.
b. Tôi đi bộ dọc bờ biển và hít khí trời trong lành.
c. Hôm qua, vì trời mưa, em và Ngọc phải chạy thật nhanh trên đường từ trường về nhà.
d. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại.
Câu 6. (2,0 điểm) Thành ngữ nào sau đây nói về lòng dũng cảm, đánh dấu “x” vào ô tương ứng.
1. Thức khuya dậy sớm. |
|
2. Gan vàng dạ sắt. |
|
3. Cày sâu cuốc bẫm. |
|
4. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. |
|
5. Một mất một còn. |
|
6. Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức. |
|
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Triền đê tuổi thơ
… Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm…
Theo Nguyễn Hoàng Đại
Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết một bức thư cho người bạn thân ở xa kể về tình hình học tập của em.
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | A | B | B |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
a. Chàng hoàng tử bỏ về lâu đài nguy nga tráng lệ.
b. Tôi đi bộ dọc bờ biển và hít khí trời trong lành.
c. Hôm qua, vì trời mưa, em và Ngọc phải chạy thật nhanh trên đường từ trường về nhà.
d. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại.
Câu 6 (2,0 điểm)
1. Thức khuya dậy sớm. |
|
2. Gan vàng dạ sắt. | x |
3. Cày sâu cuốc bẫm. |
|
4. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. | x |
5. Một mất một còn. |
|
6. Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức. | x |
B. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (1,5 điểm) | - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu + Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày: + Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm + Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm | 0,25 điểm 1,0 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (2,5 điểm) | 1. Viết được bức thư có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Phần đầu bức thư (0,5 điểm) - Địa điểm, thời gian viết thư - Người nhận B. Phần nội dung bức thư (0,75 điểm) - Hỏi thăm tình hình sức khỏe và học tập của bạn - Kể về tình hình học tập của mình - Gửi lời hỏi thăm tới gia đình bạn C. Phần cuối bức thư (0,5 điểm) - Lời hứa hẹn, lời chào - Họ tên người viết
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 1,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
|
|
| 1 | 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,5 |
| 4,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Chỉ ra được hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. - Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Xác định hình ảnh so sánh trong đoạn. - Hiểu nội dung văn bản. |
| 2 |
| C3, 4 | |
TỪ CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Xác định được thành phần vị ngữ của câu. | 1 |
| C5 |
|
Vận dụng | - Hiểu nghĩa và tìm được những câu thành ngữ về lòng dũng cảm. | 1 |
| C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. | 1 |
| C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bức thư. - Biết cách viết những lời hỏi thăm. - Bày tỏ tình cảm trong sáng, chân thành. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
| C8 |
|