Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều ( đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CD

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

TẤM LÒNG THẦM LẶNG

          Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?

- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

...Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước.  - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.

Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”.

(Bích Thuỷ)

Câu 1. (0,5 điểm) Cậu bé Giêm-mi gặp điều gì không may?

A. Bị tật ở chân.

B. Bị khiếm thị.

C. Bị khiếm thính.

Câu 2. (0,5 điểm) Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào?

A. Đến nhà và đích thân chữa cho cậu bé.

B. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu bé để ông trả tiền chữa bệnh cho Giêm-mi.

C. Nhận cậu bé làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng.

Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình đến thuyết phục cha mẹ Giêm-mi cho ông trả tiền chữa bệnh cho cậu bé mà không phải đích thân ông đến?

A. Vì ông không có thời gian tới gặp họ.

B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

C. Vì ông đang ở nước ngoài chưa thể về được.

Câu 4. (0,5 điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A. Hãy giúp đỡ những đứa trẻ tật nguyền.

B. Hãy giúp đỡ người khác khi mình có điều kiện hơn họ.

C. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không đòi hỏi sự báo đáp.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5. (2,0 điểm) Gạch chân dưới chủ ngữ trong những câu sau:

a. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.

b. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

c. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.

d. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Câu 6. (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau:

Cậu học sinh ở Ác-boa

Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn… Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá.

Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

a. Tìm những tính từ chỉ phẩm chất của Lu-i.

b. Đặt câu với những tính từ vừa tìm được ở câu a.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Cánh diều tuổi thơ

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết một bức thư thăm hỏi tình hình học tập của một người bạn ở xa của em. 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

B

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

a. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.

b. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

c. Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.

d. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Câu 6 (2,0 điểm) 

a. Mỗi từ đúng được 0,5 điểm 

Tính từ chỉ phẩm chất của Lu-i: chăm chỉ, giỏi.

b. Đặt câu: Mỗi câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, có sử dụng tính từ vừa tìm được ở câu a được 0,5 điểm

- Cậu ấy đã rất chăm chỉ ôn bài nên đạt kết quả cao nhất lớp.

- Cô ấy học môn Văn rất giỏi.

B. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8 (2,5 điểm)

1. Viết được một bức thư có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Phần đầu bức thư (0,5 điểm)

- Địa điểm, thời gian viết thư

- Họ tên người nhận

B. Phần nội dung bức thư (0,75 điểm)

- Gửi lời chào đến người bạn ở xa

- Hỏi thăm về tình hình học tập của bạn

- Kể một số điều về bản thân

C. Phần cuối bức thư (0,5 điểm)

- Gửi lời hỏi thăm đến gia đình bạn

- Lời hứa hẹn, lời tạm biệt

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1,5

 

 

 

0,5

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1,5

1

1

1

1,5

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

3,0

0,5

1,5

0,5

3,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 

40%

2,0

20%

4,0

40%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Rút ra bài học từ câu chuyện.

 

1

 

C4

TỪ CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Xác định được chủ ngữ của câu.

- Chỉ ra được các tính từ theo yêu cầu.

1

 

C5

C6.a

 

Vận dụng

- Đặt câu sử dụng tính từ theo yêu cầu, câu đúng ngữ pháp, chính tả.

1

 

C6.b

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

1

 

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bức thư (mở đầu – nội dung – kết thúc).

- Biết viết thư hỏi thăm về tình hình học tập của người bạn ở xa.

- Bộc lộ tình cảm chân thành, trong sáng.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Cánh diều, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net