HĐ1. Trang 68 sgk toán 8 tập 1
Cho hình thoi ABCD có hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại O (H.3.48)
Đáp án:
a) $AB = AD\Rightarrow ΔAB$ cân tại A
b) OB = OD ( ABCD là hình thoi nên cũng là hình bình hành)
Xét ΔBOA và ΔDOA :
AB = AD
Chung cạnh AO
BO = DO
$\Rightarrow ΔBOA = ΔDOA (c.c.c) \Rightarrow \widehat{A_1} = \widehat {A_2} \Rightarrow AC$ là đường phân giác của $\widehat{A}$
Δ ABD cân suy ra $AC\perp BD$
Luyện tập 1. Trang 69 sgk toán 8 tập 1
Trong Hình 3.51, hình nào là hình thoi? Vì sao?
Đáp án:
Hình a là hình thoi vì có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Hình b là hình thoi vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau và có một đường chéo là đường phân giác của một góc.
Hình c không là hình thoi vì bốn cạnh không bằng nhau.
HĐ2. Trang 70 sgk toán 8 tập 1
Hãy giải thích tại sao hai đường chéo của hình vuông bằng nhau và vuông góc với nhau.
Đáp án:
Hình vuông cũng là hình chữ nhật $\Rightarrow$ hai đường chéo bằng nhau
Hình vuông cũng là hình thoi $\Rightarrow$ hai đường chéo vuông góc với nhau
Luyện tập 2. Trang 71 sgk toán 8 tập 1
Với mỗi hình dưới đây, ta dùng dấu hiệu nhận biết nào để khẳng định đó là hình vuông?
Đáp án:
a) AC và BD cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và có hai cạnh kề AB = BC.
b) FH và EG cắt nhau tại trung điểm mỗi đường; $\widehat A = 90^{\circ}$; FH là đường phân giác.
c) $IK\perp JL$ tại Q là trung điểm của mỗi đường.
Bài 3.29. Trang 71 sgk toán 8 tập 1
Tìm các hình thoi và hình vuông trong Hình 3.55
Đáp án:
b) EFGH là hình thoi vì $EG\perp FH$ tại trung điểm của mỗi đường.
c) MNPQ là hình vuông vì $MP\perp NQ$ và
$\widehat{Q} = \widehat{M}=\widehat{N}=\widehat{P}= 90^{\circ}$
Bài 3.30. Trang 72 sgk toán 8 tập 1
Cho tam giác ABC, D là một điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB, AC, chúng cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại E, F…
Đáp án:
a) $DF // AE, DE // AF (gt) \Rightarrow AFDE$ là hình bình hành
b) Hình bình hành AFDE là hình thoi khi AD là tia phân giác của $\widehat{A}$.
Mà ΔABC cân tại A $\Rightarrow AD$ đồng thời là trung tuyến $\Rightarrow$ D là trung điểm của BC.
c) Nếu ΔABC vuông tại A thì AFDE là hình chữ nhật .
d) D là trung điểm cạnh BC thì AFDE là hình vuông.
Bài 3.31. Trang 72 sgk toán 8 tập 1
Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh trong một hình chữ nhật là các đỉnh của một hình thoi.
Đáp án:
Xét ∆AHE và ∆BFE có :
AH = BF
$\widehat{EAH} = \widehat {FBE} = 90^{\circ}$
AE = BE
$\Rightarrow ∆AHE = ∆BFE (c.g.c)$
$\Rightarrow HE = FE (1)$
Chứng minh tương tự, ta có:
$∆AEH = ∆DGH (c.g.c) \Rightarrow HE = HG (2)$
$∆DHG = ∆CFG (c.g.c) \Rightarrow HG = GF (3)$
Từ (1), (2) và (3) $\Rightarrow HE = EF = HG = GF \Rightarrow EHGF$ là hình thoi.
Bài 3.32. Trang 72 sgk toán 8 tập 1
Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh trong một hình thoi là các đỉnh của một hình chữ nhật.
Đáp án:
Xét ∆DHG và ∆BEF có :
DH = BE
$\widehat{HDG} = \widehat{EBF}$
DG = BF
$\Rightarrow ∆DHG = ∆BEF (c.g.c)$
$\Rightarrow HG = EF (1)$
Chứng minh tương tự, ta có:
$∆AHE = ∆CGF (c.g.c) \Rightarrow HE = GF (2)$
Từ (1) và (2) $\Rightarrow HGFE$ là hình bình hành. (3)
Gọi O là giao điểm của AC và BD
∆OCD = ∆OAD = ∆OCB = ∆OAB
$\Rightarrow OG = OH = OF = OE (4)$
Từ (3) và (4) $\Rightarrow HGFE$ là hình chữ nhật
Bài 3.33. Trang 72 sgk toán 8 tập 1
Cho hình chữ nhật ABCD có chu vi bằng 36 cm. Gọi M là trung điểm của cạnh BC…
Đáp án:
Xét ∆MBA và ∆MCD :
BM = CM
$\widehat{B} = \widehat{C} = 90^{\circ}$
AB = DC
$\Rightarrow ∆MBA = ∆MCD (c.g.c)$
$\Rightarrow AM = MD$
Có $\widehat{AMD} = 90^{\circ} \Rightarrow \widehat{CMD} = \widehat{BMA} = 45^{\circ}$
$\Rightarrow ∆CMD$ vuông cân tại C; ∆BAM vuông cân tại B
$CD = MC = BM =AB$
$AB + BC = 36 : 2= 18 (cm)$
$\Rightarrow AB = CD = 18 : 3 = 6 (cm)$
$\Rightarrow BC = AD = 6 . 2 = 12 (cm)$