Hướng dẫn giải nhanh Toán 8 KNTT bài 6: Hiệu hai bình phương, bình phương của một tổng hay một hiệu

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn toán 8 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 6: Hiệu hai bình phương, bình phương của một tổng hay một hiệu. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

I. HẰNG ĐẲNG THỨC

Luyện tập 1. Trang 30 sgk toán 8 tập 1

Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào là hằng đẳng thức?...

Đáp án:

a) $a(a+2b) = a^2 + 2ab$ là hằng đẳng thức.

b) $a + 1 = 3a – 1$ không phải là hằng đẳng thức (vì khi thay $a = 0$ thì không xảy ra dấu “=” )

II. HIỆU HAI BÌNH PHƯƠNG

HĐ 1. Trang 30 sgk toán 8 tập 1

Quan sát hình 2.1: Tính diện tích của phần hình màu xanh ở hình 2.1a…

Đáp án:

 

HĐ 1. Trang 30 sgk toán 8 tập 1

a) Diện tích của phần hình màu xanh ở hình 2.1a:

$(a-b)b + a(a-b) = (a-b)(a+b) = a^2 – b^2$ 

b) Diện tích hình chữ nhật màu xanh ở hình 2.1b:

$(a – b)(a + b) = a^2 – b^2$ 

c) Diện tích của hai hình đó bằng nhau.

HĐ 2. Trang 31 sgk toán 8 tập 1

Với hai số a, b bất kì, thực hiện phép tính $(a+b)(a-b)$…

Đáp án:

$a = 5, b = 3$, ta có: $(5 + 3)(5 - 3) = 16$

$5^2 – 3^2 = 25-9 = 16$.

$\Rightarrow a^2 – b^2 = (a+b)(a-b)$.

Luyện tập 2. Trang 31 sgk toán 8 tập 1

Tính nhanh:…

Đáp án:

a) $99^2 – 1 = (99+1)(99 – 1) = 100.98 = 9800$

b) $x^2 – 9 = (x-3)(x+3)$

III. BÌNH PHƯƠNG CỦA MỘT TỔNG

HĐ 3. Trang 31 sgk toán 8 tập 1

Với hai số a, b bất kì, thực hiện phép tính $(a+b)(a+b)$…

Đáp án:

$a = 5; b = 3$ ta có : 

$(a+b)(a+b) = (5+3)(5+3) = 8.8 = 64$

$a^2 + 2ab + b^2 = 5^2 + 2.5.3 + 3^2 = 64$

$\Rightarrow (a+b)^2 = a^2 + 2ab + b^2$

Luyện tập 3. Trang 32 sgk toán 8 tập 1

Khai triển 2b+12…

Đáp án:

$(2b+1)^2 = (2b)^2 + 2.2b.1+1^2 = 4b^2 + 4b + 1$

$9y^2 + 6xy + x^2 = (3y)^2 + 2.3y.x + x^2 = (3y+x)^2$

IV. BÌNH PHƯƠNG CỦA MỘT HIỆU

HĐ 4. Trang 31 sgk toán 8 tập 1

Với hai số a, b bất kì, viết $a – b = a + (-b)$ và áp dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng thể để tính $(a-b)^2$…

Đáp án:

$(a-b)^2 = [a + (-b)^2] = a^2 + 2a(-b)+ (-b)^2 = a^2 - 2ab + b^2$.

Luyện tập 4. Trang 32 sgk toán 8 tập 1

Khai triển $(3x - 2y)^2$

Đáp án:

$(3x - 2y)^2 = (3x)^2 - 2.3x.2y + (2y)^2 = 9x^2 - 12xy + 4y^2$

Vận dụng 2. Trang 32 sgk toán 8 tập 1

Trong trò chơi “Ai thông minh hơn học sinh lớp 8”, người dẫn chương trình yêu cầu…

Đáp án:

$1 002^2 = (1 000 + 2)^2 = 1 000^2 + 2.1000.2 + 2^2 = 1 004 004$

GIẢI BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 2.1. Trang 33 sgk toán 8 tập 1

Những đẳng thức nào sau đây là hằng đẳng thức?

Đáp án:

b và c là hằng đẳng thức. Vì khi thay một giá trị bất kì của biến vào đẳng thức thì dấu “ = ” luôn xảy ra.

Bài 2.2. Trang 33 sgk toán 8 tập 1

Thay ? bằng biểu thức thích hợp.

Đáp án:

a) $(x - 3y)(x + 3y) = x^2 - 9y^2$.

b) $(2x – y)(2x + y) = 4x^2 – y^2$

c) $x^2 + 8xy + 16y^2 = (x + 4y)^2$

d) $4x^2 - 12xy + 9y^2 = (2x - 3y)^2$

Bài 2.3. Trang 33 sgk toán 8 tập 1

Tính nhanh:

Đáp án:

a) $54.66 = (60-6).(60+6) = 60^2 – 6^2 = 3564$

b) $203^2 = (200+3)^2 = 200^2 + 2.200.3 + 3^2 = 41 209$

Bài 2.4. Trang 33 sgk toán 8 tập 1

Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương một tổng hoặc một hiệu:

Đáp án:

a) $(x+2)^2$

b) $(4a - 2b)^2$

Bài 2.5. Trang 33 sgk toán 8 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau:

Đáp án:

a) $(x - 3y)^2 – (x + 3y)^2 = (x - 3y + x + 3y)(x - 3y – x - 3y)$

= $2x . (-6y) = -12xy$.

b) $(3x + 4y)^2 + (4x - 3y)^2$

= $9x^2 + 24xy + 16y^2 + 16x^2 - 24xy + 9y^2 = 25x^2 + 25y^2.$

Bài 2.6. Trang 33 sgk toán 8 tập 1

Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n, ta có: ….

Đáp án:

$(n+2)^2 – n^2 = n^2 + 4n + 4 – n^2 = 4n + 4 = 4(n+1)$

Vì $4(n + 1) ⁝ 4$ nên $(n+2)^2 – n^2 ⁝ 4$.

Tìm kiếm google: Giải SGK Toán 8 Kết nối tri thức, giải toán 8 KNTT, giải bài tập sách giáo khoa toán 8 Kết nối tri thức, giải SGK bài 6: Hiệu hai bình phương, bình phương của một tổng hay một hiệu

Xem thêm các môn học

Giải toán 8 KNTT mới

CHƯƠNG II: HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG

CHƯƠNG III: TỨ GIÁC

CHƯƠNG IV: ĐỊNH LÍ THALES

CHƯƠNG V: DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG VII. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT

CHƯƠNG VIII. MỞ ĐẦU VỀ TÍNH XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

CHƯƠNG X. MỘT SỐ HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIẾN

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM


Copyright @2024 - Designed by baivan.net