Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHỦ ĐỀ 1. Phấn đấu hoàn thiện bản thân.
CHỦ ĐỂ 2. Tự tin và thích ứng với sự thay đổi.
CHỦ ĐỀ 3. Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.
CHỦ ĐỀ 4. Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình.
CHỦ ĐỀ 5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp.
CHỦ ĐỀ 6. Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
CHỦ ĐỀ 7. Thông tin về các nhóm nghề cơ bản.
CHỦ ĐỀ 8. Học tập và rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.
CHỦ ĐỀ 9. Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và tài nguyên ở địa phương.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuẩn bị cho các nhóm tham gia thử thách “Bữa trưa vui vẻ”.
- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6HS), mỗi nhóm sẽ nhận được Phiếu đi chợ trị giá 100 000 đồng và thực hiện các yêu cầu của GV:
+ Lên kế hoạch cho một bữa ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia đình.
+ Tính toán các thực phẩm, gia vị cần thiết để chế biến.
+ Tính toán cách chi tiêu để mua đủ những nguyên liệu cần thiết.
- GV chuẩn bị bảng giá các nguyên liệu cần thiết cho bữa ăn phù hợp với địa phương.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung - SGK tr.40 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.39:
- GV gọi 2 – 3 bạn đọc nội dung cần thực hiện của chủ đề.
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 5?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ về thực đơn của nhóm mình.
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 5 là:
Tìm hiểu kế hoạch chi tiêu của cá nhân và gia đình.
Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên.
Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình
Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
Tự đánh giá kết quả hoạt động.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Trong tranh hai bạn đang lên kế hoạch chi tiêu cá nhân.
Bạn nam đang nghĩ đến việc đi du lịch với gia đình.
Bạn nữ đang nghĩ đến việc mua máy tính mới.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và chia sẻ với HS cách xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình.
- GV tổ chức cho HS liệt kê những việc học tập tiếp theo.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việc lập kế hoạch chi tiêu giúp cho bạn có cách chi tiêu khoa học và hợp lí hơn. Vậy để xây dựng kế hoạch chi tiêu như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Tìm hiểu kế hoạch chi tiết của cá nhân và gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kết quả ở hoạt động Khởi động, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành bảng khảo sát dưới đây về thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua. (Bảng đính kèm cuối mục) - GV yêu cầu HS thực hành tìm hiểu thực trạng chi tiêu trong sinh hoạt của gia đình mình. - GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm (4 HS) và nêu nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy chọn bảng khảo sát của một bạn trong nhóm và thực hành đóng vai là các thành viên trong gia đình để nói về thực trạng chi tiêu của cá nhân và gia đình trong năm qua. - GV đặt câu hỏi: Em thấy thực trạng chi tiêu của cá nhân gia đình mình trong năm qua đã hợp lý hay chưa? Tại sao? - GV tổng kết về thực trạng chi tiêu chung hiện nay của các gia đình: + Có rất nhiều những khoản phải chi tiêu liên quan đến nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống với những khoản chi tiêu linh hoạt. + Hầu như các gia đình đã bắt đầu có ý thức hơn về việc tiết kiệm để phòng trừ những trường hợp rủi ro xảy ra, đặc biệt là trong cuộc sống nhiều biến động như dịch bệnh, thiên tai,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.41 và hoàn thành bảng khảo sát dựa vào tình hình chi tiêu của gia đình mình. - HS thực hành đóng vai. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những đóng góp của em vào việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp: Em hãy chia sẻ với bạn cùng bàn về những đóng góp của bản thân cho việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua. - GV gợi ý: Những đóng góp cụ thể dựa trên: + Giảm chi tiêu cá nhân và hạn chế xin tiền bố mẹ. + Tiết kiệm điện, nước bằng cách sử dụng hợp lí, vừa phải. + Tham gia lao động để góp phần chi trả cho sinh hoạt cá nhân. + Tự tạo nguồn thu nhập để hỗ trợ gia đình. + Chuẩn bị đồ ăn, uống vừa phải, không quá nhiều tránh lãng phí, đồng thời không đảm bảo an toàn sức khỏe. - GV lưu ý: Các em cần chia sẻ ít nhất 3 đóng góp mình đã làm với bạn và nghe bạn chia sẻ để học tập. - GV cho HS xem video sau để biết về 6 quy tắc chi tiêu thông minh: youtu.be/XYec-SBZE0Y - GV đặt câu hỏi: Trong video đã nhắc đến 6 quy tắc chi tiêu thông minh. Em hãy liệt kê những quy tắc đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.41. - HS xem video để rút ra bài học. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ về những đóng góp mà bạn mình đã làm được. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, ghi nhận những đóng góp của HS và khuyến khích những đóng góp có ích giúp cho việc chi tiêu của gia đình phù hợp hơn. - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân của em trong năm qua. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tham gia tọa đàm “HS với việc chi tiêu hợp lí”. - GV yêu cầu mỗi HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành một kế hoạch chi tiêu của cá nhân trong năm qua theo mẫu sau: - GV chia nhiệm vụ cho các thành viên tham gia tọa đàm gồm: + Người dẫn chương trình. + Diễn giả tham gia tọa đàm. + Khách mời. - GV hướng dẫn: Các em hãy chuẩn bị kế hoạch cho buổi tọa đàm, mời khách mời chia sẻ về kế hoạch chi tiêu cá nhân để cùng thảo luận, góp ý và chia sẻ. - GV tổng kết: + Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình cần phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình, người thân. + Kế hoạch chi tiêu cá nhân góp phần tích cực trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu gia đình nói chung. - GV cho HS xem video sau Shark Thái Vân Linh chia sẻ 5 mẹo chi tiêu hiệu quả: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.41. - HS xem video để rút ra bài học. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ về những đóng góp mà bạn mình đã làm được. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, ghi nhận những đóng góp của HS và khuyến khích những đóng góp có ích giúp cho việc chi tiêu của gia đình phù hợp hơn. - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới. | I. Tìm hiểu kế hoạch chi tiêu của cá nhân và gia đình 1. Tìm hiểu thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua Gợi ý:
2. Chỉ ra những đóng góp của em vào việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua. - Tắt hết đèn điện trước khi ra khỏi nhà để tiết kiệm tiền điện. - Khóa nước khi không sử dụng đến để tiết kiệm nước. - Hạn chế ăn quà vặt ở cổng trường vừa tốn tiền vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tham gia các hoạt động lao động khi nghỉ hè để kiếm được một khoản thu nhập cá nhân. - Trước khi muốn mua gì đó, cần phải xem xét xem đồ dùng đó có cần thiết hay không. - Ăn sáng ở nhà hoặc nấu đồ ăn trưa mang đi để tiết kiệm được một khoản mua đồ ăn ngoài. - Làm cho mình một ống heo hoặc một chú heo đất để tiết kiệm tiền, dù là một khoản nhỏ. - Không mua và làm quá nhiều đồ ăn để tránh lãng phí tiền bạc và thức ăn. - 6 quy tắc chi tiêu thông minh: + Quy tắc 1: Đặt ra ngân sách cụ thể cho từng khoản và tuân thủ nghiêm ngặt: Quy tắc 50 – 30 – 20. + Quy tắc 2: Quy tắc 24 giờ: Bạn có thực sự thích mua thứ đó hay không? + Quy tắc 3: Cân nhắc dùng tiền mặt nếu như chưa thể kiểm soát chi tiêu. + Quy tắc 4: Trước khi mua thứ gì, cần suy nghĩ xem món đồ đó phục vụ được nhiều mục đích hay không. + Quy tắc 5: Lên kế hoạch cụ thể mỗi dịp sale để tránh mua sắm lan man. + Quy tắc 6: Đặt ra những ngày “không chi tiêu”.
3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân của em trong năm qua. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác