Soạn mới giáo án Toán 3 Cánh diều bài 4: Mi-li-mét

Soạn mới Giáo án toán 3 cánh diều bài Mi-li-mét. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Bài 4: MI - LI - MÉT

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết mi – li – mét là một đơn vị đo độ dài; đọc, viết tên, kí hiệu của nó; biết 1 cm = 10 mm.

- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là mi – li – mét.

Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tê trong cuộc sống.

- Thực hành đo một số đồ vật với đơn vị đo mi-li-mét.

  1. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp  liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

Năng lực riêng:

- Thông qua việc quan sát, nhận biết đơn vị đo độ dài mi-li-mét; thực hiện các phép tính kèm theo đơn vị đo là mi-li-mét, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Thước thẳng có vạch chia mi – li – mét.

- Một số đồ vật để đo với đơn vị đo độ dài là mi – li – mét.

  1. Đối với học sinh

- SHS Toán 3 CD

-  Thước thẳng có vạch chia đến xăng – ti – mét.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Ôn tập, rèn luyện kĩ năng dùng thước đo các kích thước của một vật.

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm đo chiều dài, chiều rộng quyển sách Toán với đơn vị đo xăng – ti – mét. Khi đó các em gặp khó khăn gì? (HS chia sẻ không đo chính xác được độ dày quyển sách Toán với đơn vị đo cm).

- GV giao tiếp nhiệm vụ: Hãy đo độ dày quyển sách Toán với đơn vị đo xăng – ti – mét.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học: Điều này đòi hỏi phải có một đơn vị đo độ dài nhỏ hơn đơn vị đo độ dài xăng – ti – mét, các em có biết đó là đơn vị đo nào không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học trong ngày hôm nay: Mi-li-mét. (GV đọc và viết)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

a. Mục tiêu:

- Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài; đọc, viết tên, kí hiệu của nó, biết 1 cm = 10 mm.

b. Cách tiến hành:

HĐ1: Nhận biết 1mm

- GV giới thiệu: mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, mi-li-mét viết tắt là mm. HS đọc kí hiệu của mi-li-mét.

- GV yêu cầu HS lấy thước quan sát kĩ ngoài vạch chia xăng-ti-mét, sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi nói cho bạn nghe trên thước còn có những vạch nào?

- GV hướng dẫn HS nhận biết được độ dài 1mm (khoảng cách giữa hai vạch nhỏ). HS lấy đầu bút chì di chuyển để nhận biết 1mm.

- HS thực hiện theo nhóm bàn, dùng bút chì di chuyển và nói cho bạn nghe 1mm, 2mm, 3mm,...

HĐ2: Nhận biết 1cm = 10 mm.

- HS thực hiện theo nhóm bàn, dùng bút chì di chuyển và nói cho bạn nghe 1cm, rồi cùng nhau quan sát, dùng bút chì di chuyển lần lượt đếm 1mm, 2mm,...10mm.

Nhận xét: 1 cm = 10 mm.

- GV chiếu hình ảnh trong SGK và chốt lại: 1cm = 10mm; 10 mm = 1cm. (GV đọc và viết bảng)

HĐ3: GV cho HS suy nghĩ, chia sẻ với bạn một số đồ vật trong thực tế có độ dày hoặc độ dài 1mm.

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS thực hiện các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là mi-li-mét, vận dụng giải quyết các bài tập.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

- GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc, xác định yêu cầu đề và hoàn thành bài.

 

+ Câu a: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, rồi nói cho bạn nghe số đo chiều dài mỗi đoạn dây với đơn vị đo là mi-li-mét.

+ Câu b: Hai bạn cùng bàn trao đổi so sánh số đo chiều dài mỗi đoạn dây rồi cho biết đoạn dây nào dài hơn.

- GV mời đại diện một vài HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài. GV chú ý cho HS lỗi sai khi thực hiện đọc độ dài với đơn vị mi-li-mét.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc, xác định yêu cầu BT2 trước lớp.

- GV cho HS thực hành tính toán, chuyển đổi với các đơn vị đo độ dài đã học; đổi vở kiểm tra kết quả và nói cho bạn nghe cách làm.

- GV mời 3 HS trình bày kết quả. (Mỗi HS trình bày 1 cột).

 

 

 

 

 

 

- GV chữa bài cho lớp, lưu ý HS lỗi sai dễ mắc khi thực hiện đổi đơn vị.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

- GV trình chiếu Slide đề bài. GV mời 1 HS đứng dậy đọc đề bài, xác định yêu cầu bài:

- GV cho HS ước lượng rồi chọn đơn vị đo thích hợp.

(GV yêu cầu HS giải thích được cách lựa chọn của mình cho bạn nghe).

- GV mời đại diện 2-3 trình bày kết quả.

- GV chốt lại cách đọc, ghi số đo độ dài thích hợp với mỗi con vật được minh họa trong hình vẽ.

- GV mở rộng hoạt động: cho HS nói cho bạn nghe con vật nào dài hơn, giải thích tại sao.

 

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

- HS luyện tập, thực hành để biết cách đo độ dài của một số đồ vật và đọc số đo với đơn vị mi-li-mét.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn, tổ chức chia nhóm cho HS thực hiện BT4: Thực hành đo một số đồ vật và nêu kết quả đo.

- GV cho HS sử dụng thước thẳng có vạch chia  mi-li-mét để đo độ dài một số đồ vật.

- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4:

+ HS đo từng đồ vật (khoảng 4 đồ vật)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thành lập nhóm, thực hành đo độ dài cuốn sách dưới sự hướng dẫn của GV

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành đo độ dày quyển sách và kết luận được: Không thể đo chính xác độ dài quyển sách Toán với đơn vị đo cm.

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi vở và đồng thanh tên bài: Mi-li-mét

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi vở, đồng thanh.

 

- Hai bạn cùng bàn trao đổi, đại diện 1 bạn giơ tay trả lời.

 

 

- HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu của GV để tiếp nhận kiến thức.

 

- Hai bạn cùng bàn thực hiện hoạt động.

 

- HS hoạt động theo bàn, thực hiện lần lượt theo yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, ghi vở, đồng thanh.

- HS trao đổi, chia sẻ, nêu một vài ví dụ, chẳng hạn:

+ Độ dày của một đồng xu khoảng 1mm.

+ Độ dày thẻ ngân hàng của mẹ khoảng 1mm.

+ 5 tờ giấy dày khoảng 1mm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề và xác định yêu cầu.

 

- HS thực hiện đọc kết quả đo và nói cho bạn cùng bàn nghe số đo chiều dài của đoạn dây với đơn vị đo mm.

- Hai bạn cùng bàn trao đổi, đưa ra kết luận đoạn dây nào dài hơn.

- HS giơ tay trình bày câu trả lời. Kết quả:

a)

b) Vì 23 mm < 32 mm Đoạn dây màu cam dài hơn.

- Lớp chú ý nhận xét và chữa lại bài vào vở. HS rút kinh nghiệm.

- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.

 

 

- HS suy nghĩ, thực hiện hoàn thành BT2 vào vở cá nhân, sau đó đổi vở kiểm tra chéo và nói cho nhau nghe cách làm của mình.

- HS giơ tay trình bày kết quả:

a) 1 cm = 10 mm

8 cm = 80 mm

b) 30 mm = 3 cm

100 mm = 10 cm

c) 1 dm = 100 mm

1m = 1000 mm

- HS chú ý lắng nghe và chú ý ghi nhớ, rút kinh nghiệm.

 

- HS chú ý nghe, quan sát và xác định yêu cầu BT3.

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, nói cho bạn nghe kết quả của mình.

- Kết quả:

Con hươu cao cổ cao 5m. Con cá rô phi dài 20 cm. Con kiến dài 5mm.

- HS chú ý lắng nghe, chữa bài.

- HS trao đổi, mở rộng kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------------

 
Soạn mới giáo án Toán 3 Cánh diều bài 4: Mi-li-mét

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt, HĐTN: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 500k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án toán 3 cánh diều mới, soạn giáo án Toán 3 mới cánh diều bài Mi-li-mét, giáo án soạn mới toán 3 cánh diều

Soạn mới giáo án toán 3 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay