Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê (trong một số tình huống đơn giản) theo các tiêu chí cho trước.
- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.
- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu thống kê.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, SGK, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học, một số tình huống thống kê gắn với thực tế.
- Đối với học sinh : SGK, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS tiếp cận với việc thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá của HS. b. Cách thức thực hiện - GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là một nhóm). Các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê về hoạt động ưa thích sau giờ học của các bạn trong tổ mình. + HS thảo luận và thống nhất cách thực hiện. + Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, kết luận. - GV gợi vấn đề và dẫn dắt vào bài học: Bảng số liệu thống kê. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS đọc và mô tả được bảng số liệu thống kê. b. Cách thức thực hiện - GV trình chiếu bảng số liệu thống kê: Số liệu điều tra nói trên được biểu diễn bằng bảng số liệu thống kê sau: Hoạt động ưa thích sau giờ học của các bạn tổ Một
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu các thông tin cho trong bảng số liệu thống kê. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 bạn về cách đọc thông tin trên bảng số liệu thống kê: + Tên bảng là gì ? + Số người tham gia là bao nhiêu? + Tiêu chí thống kê là gì? + Số trong từng ô nói lên điều gì? - GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận: + Tên của bảng: Hoạt động ưa thích sau giờ học của các bạn tổ Một. + Thông tin trên bảng: · Hàng trên ghi tên các hoạt động ưa thích. · Hàng dưới ghi số người tham gia mỗi dạng hoạt động. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS thực hành thống kê, phân loại và kiểm đếm một số tình huống trong thực tế thực tế. b. Cách thức thực hiện Bài 1. a) Quan sát bảng số liệu thống kê: Số thùng kem mà một cửa hàng đã mang về
b) Đọc bảng trong câu a và trả lời các câu hỏi: - Cửa hàng đã nhập về bao nhiêu thùng kem dâu? - Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về nhiều nhất? Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về ít nhất? - Cửa hàng đã nhập về bao nhiêu thùng kem các loại? - GV trình chiếu bài 1. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: + Quan sát bảng số liệu thống kê trong bài 1. + Hai bạn thay phiên nhau đặt và trả lời câu hỏi liên quan đến bảng số liệu đó. - GV mời đại diện HS trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
- GV nhấn mạnh: + Tên bảng cho biết đối tượng thống kê là “Số thùng kem mà một cửa hàng đã nhập về”. + Tiêu chí thống kê là số lượng thùng của mỗi loại kem: kem dừa, kem dâu, kem va-ni, kem sô-cô-la. + Nhìn vào một ô bất kì ta biết thông tin liên quan đến ô đó, ví dụ: số thùng kem dâu cửa hàng đã nhập về là 5 thùng. Bài 2: a) Quan sát bảng số liệu thống kê: Số lượng ô tô đi qua cổng trường
b) Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi: - Có bao nhiêu ô tô đi qua cổng trường từ 8 giờ đến 9 giờ sáng? - Có bao nhiêu ô tô đi qua cổng trường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều? - Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là nhiều nhất? - Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là ít nhất? - Trong khoảng thời gian nào chỉ có 6 ô tô đi qua cổng trường? - GV trình chiếu bài 2 và yêu cầu HS quan sát bảng số liệu thống kê. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: + Quan sát bảng số liệu thống kê trong bài 2. + Hai bạn thay phiên nhau trả lời các câu hỏi trong câu b về bảng số liệu đó. - GV mời đại diện HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại các thông tin liên quan. Bài 3. a) Quan sát bảng số liệu thống kê: Số đo chiều cao của học sinh
b) Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi: - Chiều cao của bạn Bình là bao nhiêu xăng-ti-mét? - Trong năm bạn trên, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhấp? - Bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất bao nhiêu xăng-ti-mét? - Bạn nào cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường? - GV trình chiếu bài 3. - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp: + Quan sát bảng số liệu thống kê trong bài 3. + Hai bạn thay phiên nhau trả lời các câu hỏi trong câu b về bảng số liệu đó. - GV mời đại diện HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng cách kiểm đếm và ghi chép lại trong một số tình huống thực tế. b. Cách thức thực hiện Bài 4: Tuyến đường sắt Bắc – Nam hay tuyến đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảng dưới đây cho biết chiều dài tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến một số tỉnh và thành phố có đường sắt đi qua. Chiều dài tuyến đường sắt Bắc – Nam
Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi: a) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài bao nhiêu ki-lô-mét? b) Tuyến đường sắt Huế - Đà Nẵng dài bao nhiêu ki-lô-mét? c) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài hơn tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh bao nhiêu ki-lô-mét? - GV nêu bài 4. - GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến bảng số liệu thống kê trong bài 4: + Tên bảng thống kê là gì ? + Tiêu chí thống kê? + Mỗi số trong ô thể hiện điều gì?
|
- HS thực hiện chia nhóm.
- HS thảo luận với bạn trong nhóm.
- Đại diện HS trình bày kết quả.
- HS quan sát.
- HS làm việc cá nhân: đọc và tìm hiểu thông tin bảng số liệu thống kê. - HS lắng nghe và tham gia tích cực hoạt động nhóm.
- HS trả lời.
- HS theo dõi bài 1. - HS thảo luận theo cặp.
- HS trình bày kết quả sau khi thảo luận. b) Cửa hàng đã nhập về 5 thùng kem dâu. Thùng kem sô-cô-la được cửa hàng nhập về nhiều nhất. Thùng kem va-ni được cửa hàng nhập về ít nhất. Cửa hàng đã nhập về số thùng kem các loại là: 4 + 5 + 3 + 6 = 18 (thùng kem). - HS tập trung lắng nghe.
- HS quan sát bảng số liệu thống kê.
- HS trao đổi chéo với bạn.
- HS trình bày bài làm: + Có 12 ô tô đi qua cổng trường từ 8 giờ đến 9 giờ sáng. + Có 6 ô tô đi qua cổng trường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều. + Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 12 giờ trưa là nhiều nhất. + Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều là ít nhất. + Trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều chỉ có 6 ô tô đi qua.
- HS theo dõi đề bài 3.
- HS làm bài 3 theo cặp.
- HS trả lời: + Chiều cao của bạn Bình là 135 cm. + Bạn An cao nhất, bạn Duyên thấp nhất. + Bạn An cao hơn bạn Duyên số xăng-ti-mét là: 140 cm – 129 cm = 11 cm + Bạn Bình và bạn Dũng cao hơn Duyên và thấp hơn Cường.
|
---------------- Còn tiếp -----------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn