Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Làm quen với biểu thức số; đọc, viết các biểu thức số.
- Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các biểu thức số.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - GV chia 4 HS là 1 nhóm, yêu cầu HS lấy ra các thẻ số và thẻ dấu rồi lập các phép tính từ những thẻ số và thẻ dấu đã có. Đọc các phép tính được thành lập. GV gọi 1 nhóm đứng lên thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS xem tranh, đối chiếu tình huống nêu trong tranh với hoạt động vừa thực hiện. - GV dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS nhận biết biểu thức số học; đọc, viết các biểu thức số. b. Cách thức thực hiện - GV viết lên bảng 381 + 135 và yêu cầu HS đọc và giới thiệu: · 381 + 135 chính là một biểu thức số (hay còn gọi tắt là biểu thức). · Đọc là: Ba trăm tám mươi mốt cộng một trăm ba mươi lăm. - GV viết tiếp lên bảng 95 – 17 và giới thiệu tương tự trên. HS làm tương tự với các ví dụ còn lại trong khung kiến thức đã cho.
→Có thể nói biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau (nối lại với nhau). C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS quen với biểu thức số; đọc, viết các biểu thức số. b. Cách thức thực hiện - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp: chỉ và đọc từng biểu thức, HS chữa bài, chú ý cách đọc biểu thức từ trái sang phải. (ví dụ: Biểu thức 21 + 18 đọc là hai mươi mốt cộng mười tám). Sau đó, GV gọi 2 cặp nêu cách đọc. (Lưu ý: bài tập này chỉ yêu cầu HS nhận dạng biểu thức, đọc biểu thức không yêu cầu HS tính giá trị biểu thức). Bài 1: Đọc các biểu thức sau (theo mẫu):
- GV nhận xét, đánh giá. - GV hướng dẫn HS, bài này đòi hỏi thao tác ngược với bài trên, tức là yêu cầu HS chuyển dịch từ cách đọc (ngôn ngữ tiếng Viết) sang cách viết (ngôn ngữ toán). Ví dụ: chuyển từ cách đọc “Hai mươi cộng hai mươi tám trừ bảy” sang cách viết “20 + 28 – 7”. HS làm tương tự với cac câu còn lại. GV gọi 2 HS lên bảng trình bày, 1 HS nhận xét. Bài 2: Chọn cách đọc tương ứng với mỗi biểu thức:
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm), các nhóm đọc rõ yêu cầu bài 2, và thực hiện ra bảng phụ. GV lấy kết quả của 2 nhóm nhanh nhất, các nhóm còn lại nhận xét. Bài 3: Hãy lập các biểu thức: - GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS đọc, viết các biểu thức số. Bước đầu nhận biết ý nghĩa của các biểu thức số. b. Cách thức thực hiện - GV yêu cầu HS đọc biểu thức số, ý nghĩa của biểu thức 8 + 9? HS đối chiếu với hình vẽ và giới thích ý nghĩa của biểu thức số đã cho. (đối với HS khá, giỏi, GV có thể yêu cầu thêm: nêu ý nghĩa của biểu thức 8 – 6). Bài 4:
- GV nhận xét và tổng kết bài học.
* Dặn dò về nhà - Ôn lại biểu thức số, cách đọc và viết. Đọc cho mọi người nghe. - Tìm tình huống thực tế liên quan đến “biểu thức số”, hôm sau chia sẻ với các bạn. |
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. 8 × 5 = 40 65 + 4 = 60 200 : 2 = 100 … - HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS ghi bài.
- HS lắng nghe và tiếp nhận.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
13 × 3 gọi là biểu thức số. Đọc là mười ba nhân ba. 64 : 8 gọi là biểu thức số. Đọc là sáu mươi tư chia tám. 265 – 82 + 10 gọi là biểu thức số. Đọc là hai trăm sáu mươi lăm trừ tám mươi hai cộng mười. 11 × 3 + 4 gọi là biểu thức số. Đọc là mười một nhân ba cộng bốn. 5 × 12 : 2 gọi là biểu thức số. Đọc là năm nhân mười hai chia hai. 93 : 3 – 20 gọi là biểu thức số. Đọc là chín mươi ba chia ba trừ hai mươi.
- HS tiếp nhận
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
|
------------ Còn tiếp ----------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn