Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Có được biểu tượng về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình chữ nhật.
- Liên hệ với những tình huống trong thực tế cuộc sống có liên quan đến hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình chữ nhật.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - HS thực hiện theo cặp đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật, ghi lại số đo; dùng ê ke kiểm tra các góc của hình chữ nhật; nói cho bạn nghe nhận xét về các cạnh, các góc của hình chữ nhật. - GV tổ chức hoạt động để HS bước đầu cảm nhận được các hình chữ nhật khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau và đều có 4 góc vuông. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS nhận biết hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình chữ nhật. b. Cách thức thực hiện - HS quan sát tranh vẽ trong SGK chỉ và nói cho bạn nghe các đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật. Dựa vào lưới ô vuông, HS chỉ và nói cho bạn nghe về 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau, 4 góc đều vuông. - GV giới thiệu cách đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình chữ nhật. Cách viết AB = CD được hiểu là độ dài của cạnh AB bằng độ dài của cạnh CD. - HS thực hiện theo cặp đọc tên các đỉnh, cạnh và góc của hình chữ nhật, viết các cạnh bằng nhau của một số hình chữ nhật khác (trên lưới ô vuông). - GV gọi một số cặp đứng lên chỉ và nói.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã học về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình chữ nhật vào bài tập; sử dụng thước đo để tạo được hình chữ nhật. b. Cách thức thực hiện - HS thực hiện theo cặp: + Chỉ và đọc tên các hình chữ nhật trong các hình đã cho. + Lập luận chỉ ra những đặc điểm cạnh, góc của hình chữ nhật dựa vào lưới ô vuông. Bài 1: Đọc tên các hình chữ nhật có trong hình dưới đây: - GV gọi một số cặp đứng tại chỗ đọc tên. GV nhận xét, đánh giá.
- HS dùng ê ke và thước thẳng để kiểm tra hình nào là hình chữ nhật; chỉ và nói cho bạn nghe hình nào là hình chữ nhật, vì sao. - HS dùng thước thẳng đo độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật cho trong bài tập và ghi vào vở, ví dụ: AB = … mm. Lưu ý: - GV chú ý rèn cho HS diễn đạt rõ ràng mạch lạc, sử dụng hiểu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để chỉ ra những đặc điểm của hình chữ nhật. - GV gợi ý để HS rút ra nhận xét khi đã biết một hình là hình chữ nhật thì chỉ cần đo chiều dài, chiều rộng mà không cần phải đo độ dài của cả 4 cạnh. Khi đo độ dài, HS phải biết lựa chọn đơn vị đo thích hợp, biết cách viết kết quả đó. Bài 2: a) Dùng ê ke và thước thẳng kiểm tra xem mỗi hình sau có phải hình chữ nhật hay không? b) Đo rồi cho biết độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật trên.
- HS thực hiện: + Thảo luận cách kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật, HS chọn một cách để thực hiện. + Chia sẻ cách làm trước lớp, giải thích lí do khi kẻ một đoạn thẳng như vậy thì được hình chữ nhật. - GV gọi đại diện một số HS lên bảng, chỉ và nêu cách kẻ thêm. Bài 3: Nêu cách kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình chữ nhật:
- HS thực hiện: + Quan sát các thao tác vẽ hình chữ nhật trên lưới ô vuông trong SGK. + Chỉ và nói cho bạn nghe cách vẽ (GV chốt và vẽ mẫu cho HS quan sát). + Thực hành vẽ hình chữ nhật trên vở ô li. + Chia sẻ những lưu ý mà bản thân đã rút ra được trong quá trình thực hiện vẽ hình chữ nhật. Bài 4: Vẽ hình chữ nhật trên lưới ô vuông theo hướng dẫn sau:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng biểu tượng về hình dạng, đặc điểm, tên gọi của hình chữ nhật áp dụng vào thực hành cắt giấy thủ công. b. Cách thức thực hiện - HS thực hiện theo nhóm: + Lấy giấy thủ công, mặt sau giấy thủ công đã có kẻ ô vuông. HS vẽ một hình chữ nhật tùy ý trên lướt ô vuông đó. + Cắt rời hình chữ nhật vừa vẽ ra khỏi tờ giấy thủ công và chia sẻ với bạn hình chữ nhật mình vừa cắt được. GV có thể đặt thêm câu hỏi để HS chỉ ra chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật của mình hoặc yêu cầu HS đặt các đỉnh, đo độ dài các cạnh. Bài 5: Thực hành: Vẽ một hình chữ nhật trên giấy thủ công có lưới ô vuông rồi cắt ra hình chữ nhật đó. - GV nhận xét và tổng kết bài học.
|
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Hình chữ nhật ABCD. Hình chữ nhật MNPQ.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
|
--------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác