Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính.
- Vận dụng để giải quyết một số bài toán và tình huống gắn với thực tiễn.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS xem tranh, nêu tình huống, chẳng hạn: Hàng trước có mấy bạn, hàng sau có mấy bạn. Câu hỏi cho tình huống là gì? - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính. b. Cách thức thực hiện - GV gọi 1 HS đọc bài toán, phân tích “bài toán cho gì, hỏi gì” Bài toán: Hàng sau có 5 bạn, hàng trước có nhiều hơn hàng sau 2 bạn. Hỏi cả hai hàng có mấy bạn? (lưu ý HS đọc kĩ bài toán vì dễ lẫn với thảo luận trong hoạt động khởi động). - HS dựa vào sơ đồ hình vẽ (SGK) để suy nghĩ lựa chọn phương án giải bài toán: + Để tính được tổng số cả hai hàng có bao nhiêu bạn ta phải biết được những gì? + Số bạn đừng ở hàng sau là mấy bạn? Số bạn đứng ở hàng trước đã biết chưa? (Chưa biết). + Vậy để tính được tổng số bạn của cả hai hàng, trước tiên ta phải tìm xem hàng trước có mấy bạn? - HS trình bày bài giải như phần bài học SGK, GV cho cả lớp đọc lại bài giải nêu trong SGK.
- GV giới thiệu bài toán này được gọi là bài toán giải bằng hai bước tính. Bước 1: Tính số bạn đứng ở đằng trước. Bước 2: Tính tổng số bạn của cả hai hàng. → GV kết luận: Đây là dạng “bài toán giải bằng hai bước tính”.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS biết cách đặt câu hỏi và giải bài toán bằng hai bước tính. b. Cách thức thực hiện - GV gọi 1 HS đọc bài toán, nhận biết “bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì”. HS suy nghĩ tìm câu trả lời các câu hỏi: + Bể thứ nhất có mấy con cá ngựa? Số con cá ngựa ở bể thứ hai như thế nào so với bể thứ nhất? + Bài toán hỏi gì? Muốn biết cả hai bể có bao nhiêu con cá ngựa, ta phải biết được điều gì?
- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày, 1 HS nhận xét. Bài 1: Bể thứ nhất có 5 con cá ngựa, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá ngựa?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV gọi 1 HS đọc bài toán, cho cả lớp biết “bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì” ; suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. GV 4 HS lên bảng trình bày, 1 HS nhận xét. Bài 2: Anh sưu tập được 35 vỏ ốc, em sưu tập được ít hơn anh 16 vỏ ốc. Hỏi cả hai anh em sưu tập được bao nhiêu vỏ ốc?
- GV nhẫn xét, đánh giá.
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm), các nhóm nhận biết “bài toán cho gì, hỏi gì”; suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. Gv lấy kết quả của 2 nhóm nhanh nhất, 2 nhóm còn lại nhận xét. Bài 3: Chum thứ nhất đựng 100 tương, chum thứ hai đựng ít hơn chum thứ nhất 18 tương. Hỏi cả hai chum đựng bao nhiêu lít tương?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV gọi 1 HS đọc và yêu cầu cả lớp suy nghĩ về nội dung bài mẫu. HS nhận biết “bài toán cho biết gì, hỏi gì” và tìm câu trả lời cho các câu sau: + Sóc em có mấy quả thông? Số quả thông của sóc anh như thế nào so với số quả thông của sóc em? + Bài toán hỏi gì? Muốn biết cả hai anh em nhà sóc có bao nhiêu quả thông, ta phải biết được điều gì? - HS đọc nội dung bài giải nêu trong SGK và giải các bài toán ở câu a, b. Bài 4: Giải các bài toán sau (theo mẫu): Mẫu: Sóc em có 8 quả thông, sóc anh có số quả thông gấp 3 lần sóc em. Hỏi cả hai anh em nhà sóc có bao nhiêu quả thông? Bài giải Số quả thông của sóc anh là: 8 × 3 = 24 (quả) Số quả thông của cả hai anh em là: 8 + 24 = 32 (quả) Đáp số: 32 quả thông.
a) Xe ô tô nhỏ chở được 7 người, xe ô tô to chở được số người gấp 5 lần xe ô tô nhỏ. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu người? b) Nhà Thịnh nuôi 9 con vịt, số gà gấp 6 lần số vịt. Hoi nhà Thịnh nuôi tất cả bao nhiêu con gà và con vịt?
- GV nhận xét là lưu ý: Đây là bài toán liên quan đến hai phép tính cộng và nhân.
- GV chia nhóm (4 HS là 1 nhóm), thảo luận và nhận biết “bài toán cho gì, hỏi gì”, các bạn hướng dẫn cho nhau và GV đặt câu hỏi dẫn dắt. Sau đó GV gọi 4 HS lên bảng và 2 HS nhận xét. Bài 5: Hai lớp 3A và 3B cùng tham gia trò chơi kéo co, lớp 3A có 25 bạn, lớp 3B có 23 bạn. Số bạn tham gia đều chia đều thành 4 đội. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu bạn?
- GV nhận xét và lưu ý cho HS: “đây là bài toán liên quan đến hai phép tính công và chia”.
|
- HS lắng nghe và trả lời. Tình huống: Hàng trước có 7 bạn, hàng sau có 5 bạn. Vậy muốn tính xem cả hai hàng có mấy bạn ta làm như thế nào?
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
+ Để tính được tổng cả hai hàng có bao nhiêu bạn ta phải biết số bạn hàng trước và hàng sau. + Số bạn đứng ở hàng sau là 5 bạn. Số bạn đứng ở hàng trước chưa biết. + Để tính được tổng số bạn của hai hàng, ta phải đi tính số bạn hàng trước.
Bài giải Số bạn ở hàng trước là: 5 + 2 = 7 (bạn) Số bạn ở cả hai hàng là: 5 + 7 = 12 (bạn) Đáp số: 12 bạn. - HS lắng nghe và tiếp nhận.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. + Bế thứ nhất có 5 con cá ngựa. Số cá ngựa ở bể thứ hai nhiều hơn bể thứ nhất 3 con. + Bài toán hỏi “cả hỏi bể có bao nhiêu con cá ngựa?”. Muốn biết cả hai bể có bao nhiêu con cá ngựa, ta phải biết được số cá ngựa ở bể thứ hai.
Bài giải Số con cá ngựa ở bể thứ hai là: 5 + 3 = 8 (con) Cả hai bể có số con cá ngựa là: 5 + 8 = 13 (con) Đáp số: 13 con cá ngựa.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Bài giải Số vỏ ốc em sưu tập được là: 35 – 16 = 19 (vỏ ốc) Số vỏ ốc cả hai anh em sưu tập được là: 35 + 19 = 54 (vỏ ốc) Đáp số: 54 vỏ ốc.
- HS lắng nghe.
Bài giải Số lít tương đựng trong chum thứ hai là: 100 – 18 = 82 ( ) Số lít tương đựng trong cả hai chum là: 100 + 82 = 182 ( ) Đáp số: 182 lít tương.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. + Sóc em có 8 quả thông. Số quả thông của sóc anh gấp 3 lần số quả thông của sóc em. + Bài toán hỏi “cả hai anh em nhà sóc có bao nhiêu quả thông?” Muốn biết cả hai anh em nhà sóc có bao nhiêu quả thông, ta phải biết số quả thống của sóc anh.
- HS trình bày bài mẫu vào vở.
Bài giải a) Số người mà xe to chở được là: 7 × 5 = 35 (người) Cả hai xe chở được số người là: 35 + 7 = 42 (người) Đáp số: 42 người. b) Số gà nhà Thịnh nuôi được là: 9 × 6 = 54 (con) Nhà Thịnh nuôi tất cả số con gà và con vịt là: 54 + 9 = 63 (con) Đáp số: 63 con gà và con vịt.
|
----------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác