Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Nhận biết và xác định được điểm ở giữa hai điểm khác và trung điểm của một đoạn thẳng.
- Vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - HS quan sát tranh, nêu được hai bạn đang chơi bập bênh. GV lưu ý HS quan sát cầu bập bênh và nêu những gì thấy được ở cầu bập bênh: thanh gỗ để ngồi, tay vịn, trục gắn giữa thanh gỗ. GV gợi vấn đề vị trí gắn trục với thanh gỗ trong cầu bập bênh này ở vị trí nào trên thanh gỗ rồi giới thiệu bài. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS hình thành kiến thức về điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. b. Cách thức thực hiện 1. Điểm ở giữa a. Mục tiêu: Học sinh làm quen với điểm ở giữa, cách vẽ hình minh họa. b. Cách thức thực hiện - HS thực hành vẽ đường thẳng AB vào vở. GV vẽ lên bảng. - GV yêu cầu HS đánh dấu một điểm C trên đoạn thẳng AB và nhận biết vị trí của ba điểm A, B, C so với đường thẳng: ba điểm A, B, C thẳng hàng. - GV cho HS nhận xét về vị trí của điểm C so với hai điểm A và B. GV giới thiệu với ba điểm A, B, C thẳng hàng như hình vẽ, ta có điểm C ở giữa hai điểm A và B. - GV có thể yêu cầu HS lấy một điểm D trên đường thẳng AB sao cho điểm B ở giữa hai điểm A và D rồi nhận xét điểm D có ở giữa hai điểm A và B hay không. - GV lấy một điểm E nằm ngoài đường thẳng AB và cho HS nhận xét điểm E có ở giữa hai điểm A và B hay không, giải thích vì sao. 2. Trung điểm của đoạn thẳng a. Mục tiêu: HS nhận biết được các yếu tố tạo nên trung điểm của đoạn thẳng, hình vẽ minh họa. b. Cách thức thực hiện - GV vẽ đoạn thẳng MN lên bảng, yêu cầu HS vẽ vào vở. GV lưu ý HS đánh dấu điểm O trên đoạn thẳng MN như SGK. - HS nhận biết điểm O ở giữa hai điểm M và N. - HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng MO và ON rồi nêu kết quả. - GV giới thiệu điểm O ở giữa hai điểm M, N và độ dài đoạn thẳng MO bằng độ dài đoạn thẳng ON, ta viết MO = ON. Khi đó, điểm O được gọi là trung điểm của đoạn thẳng MN. - GV lưu ý cho HS nhận thấy trung điểm của một đoạn thẳng chia đoạn thẳng đó thành hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau. - Quay trở lại tranh khởi động lúc đầu, GV cho HS liên hệ điểm ở giữa, trung điểm trên thanh gỗ cầu bập bênh.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS xác định được điểm năm giữa, trung điểm của đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ, trên tia số. b. Cách thức thực hiện - HS làm cá nhân, một vài em trình bày kết quả trước lớp. Các HS còn lại nhận xét. GV có thể yêu cầu HS giải thích thêm, chẳng hạn: Điểm C có ở giữa hai điểm A và B không? Bài 1: Quan sát các hình sau và nêu tên điểm ở giữa hai điểm khác: - GV nhận xét, đánh giá.
- HS hoạt động nhóm đôi, mỗi bạn nói cho bạn bên cạnh nghe điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng có trong hình. Bài 2: Nêu tên trung điểm của mỗi đoạn thẳng có trong hình dưới đây:
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát tia số, nhận biết được các đoạn thẳng AB, BC, AD và nhận biết được số ứng với mỗi vạch trên tia số. - Xác định được trung điểm của mỗi đoạn thẳng AB, BC, AD và chọn được câu trả lời đúng. Bài 3: Quan sát tia số, chọn câu đúng: a) Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 4 200. b) Trung điểm của đoạn thẳng BC ứng với số 4 700. c) Trung điểm của đoạn thẳng AD ứng với số 4 500. - GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐÔNG VẬN ĐỘNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng để giải quyết tình huống thực tiễn. b. Cách thức thực hiện - HS quan sát các hình và chỉ ra những hình ảnh liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng có trong mỗi hình. - HS đọc yêu cầu của bài tập, nêu cách xác định trung điểm của mình và chia sẻ với lớp. Bài 4: a) Quan sát các hình sau và chỉ ra những hình ảnh liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng: b) Đố em: Có một đoạn dây thép thẳng, làm thế nào để tìm được trung điểm của đoạn dây thép đó? - GV nhận xét và tổng kết bài học.
|
- HS quan sát tranh và nêu quan điểm.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và tiếp nhận kiến thức.
- HS lắng nghe và tiếp nhận kiến thức.
|
-------------- Còn tiếp ---------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn