Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Nêu được quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- So sánh được các số trong phạm vi 100 000.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - HS ôn tập nhận biết, phân tích cấu tạo số trong phạm vi 100 000. Ví dụ: Nêu cấu tạo của các số: 23 650, 89 001, 76 020 - HS quan sát tranh rồi cho biết các bạn nhỏ và Voi con đang làm gì? Bạn gái chạy được bao nhiêu bước chân? Bạn trai chạy được bao nhiêu bước chân? Voi con chạy được bao nhiêu bước chân?
- GV gợi vấn đề: Bạn gái và voi con, ai chạy được nhiều bước chân hơn? Hỏi bạn gái và trai, bạn nào chạy được nhiều bước chân hơn? Hai bạn gái và trai, bạn nào chạy được nhiều bước chân hơn?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS nhận biết kiến thức về so sánh các số trong phạm vi 100 000. b. Cách thức thực hiện 1. So sánh 984 và 4 275: a. Mục tiêu: Học sinh làm quen với so sánh số có ba chữ số với số có bốn chữ số. b. Cách thức thực hiện - GV gợi ý để HS nhận ra muốn biết bạn gái và Voi con, ai chạy được nhiều bước chân hơn, ta phải so sánh hai số 984 và 4 275. - HS phân tích cấu tạo số 984 và 4 275, GV hoàn thiện vào bảng. - GV cho HS nhận thấy số 984 là số có ba chữ số, số 4 275 là số có bốn chữ số, HS nêu được dự đoán số 984 bé hơn số 4 275. GV lưu ý, số 4 275 có nhiều chữ số hơn nên lớn hơn rồi kết luận: 984 < 4 275 hay 4 275 > 984. - GV gợi ý cho HS nêu kết luận và viết lên bảng: Trong hai số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. 2. So sánh 4 275 và 4 228: a. Mục tiêu: HS làm quen với so sánh số có bốn chữ số với nhau. b. Cách thức thực hiện - GV gợi ý cho HS nhận biết được muốn biết bạn gái hay bạn trai ai chạy được nhiều bước chân hơn thì ta phải so sánh hai số 4 275 và 4 228. - HS phân tích cấu tạo số của hai số, GV hoàn thành bảng như trong SGK. - HS nhận thấy hai số có cùng số chữ số. - GV hướng dẫn HS cách so sánh hai số theo bảng phân tích số: + So sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, tính từ trái sang phải, đầu tiên ở hàng nghìn: 4 = 4. + Ta so sánh tiếp cặp chữ số ở hàng tiếp theo, hàng trăm: 2 = 2. + Ta so sánh tiếp cặp chữ số ở hàng tiếp theo, hàng chục. Cặp chữ số này là cặp đầu tiên khác nhau, cụ thể 7 > 2. Vậy ta có 4 275 > 4 228 hay 4 228 < 4 275. - GV gợi ý cho HS nêu lên cách so sánh hai số có cùng chữ số: Ta lần lượt so sánh cặp chữ số đầu tiên khác nhau, số nào chứa chữ số lớn hơn thì số đó lớn hơn (số nào chứa chữ số bé hơn thì số đó bé hơn). - GV quay lại bức tranh khởi động, yêu cầu HS so sánh số bước chạy của bạn trai với Voi con.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức so sánh các số trong phạm vi 100 000 vào bài tập; tìm số bé nhất, số lớn nhất. b. Cách thức thực hiện - HS làm bài vào vở bài tập. 3 HS lên bảng làm bài. GV cho HS trình bày, cả lớp nhận xét kết quả, lưu ý cho HS nhắc lại cách so sánh hai số. Bài 1:
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS hoạt động theo cặp đôi, một bạn hỏi một bạn trả lời. GV cho một vài nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. GV lưu ý cho HS giải thích được vì sao đúng, vì sao sai? Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai?
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát các số, đọc số, nhận biết được cấu tạo thập phân của mỗi số. Thực hiện so sánh các số trong trường hợp có cùng số chữ số và hoàn thành các câu a), b), c). - Các nhóm chia sẻ kết quả, GV cho HS trình bày cách làm của mỗi nhóm, lưu ý cách so sánh thuận tiện hơn, chẳng hạn thấy trong bốn số đó có số 6 231 và số 6 312 có chữ số hàng nghìn là 6 lớn hơn các chữ số hàng hàng của các số còn lại nên số 6 231 và 6 312 lớn hơn các số còn lại, so sánh 6 231 và 6 312 để tìm ra số lớn nhất. Cuối cùng, chỉ cần so sánh hai số 1 236 và 1 263 để xác định số nhỏ nhất. Bài 3: Cho các số sau: - GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng so sánh các số trong phạm vi 100 000 giải quyết bài toán thực tiễn. b. Cách thức thực hiện - HS thực hiện: + Đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. + Nhận biết: Muốn biết gia đình nào thu hoạch được nhiều mật ong nhất hay ít mất ong nhất, ta phải so sánh các số 1 846, 1 407 và 2 325. + Thực hành so sánh các số và nêu kết quả của câu a), b). + Nêu tên các gia đình theo thứ tự từ thu hoạch được nhiều mật ong đến ít mật ong. - GV gọi 3 HS lên bảng trình bày. Bài 4: Trong phong trào nuôi ong lấy mật ở một huyện miền núi, gia đình anh Tài thu được 1 846 mật ong. Gia đình ông Dìn thu được 1 407 mật ong. Gia đình ông Nhẫm thu được 2 325 mật ong. a) Gia đình nào thu hoạch được nhiều mật ong nhất? b) Gia đình nào thu hoạch được ít mật ong nhất? c) Nêu tên các gia đình trên theo thứ tự từ thu hoạch được nhiều mật ong đến ít mật ong.
- GV nhận xét và tổng kết bài học.
* Củng cố, dặn dò - Ôn lại quy tác so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Tìm thêm ví dụ về so sánh các số trong phạm vi 100 000 trong các vấn đề thực tiễn. |
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- 23 650 gồm 2 chục nghìn 3 nghìn 6 trăm 5 chục 0 đơn vị. 89 001 gồm 8 chục nghìn 9 nghìn 0 trăm 0 chục 0 đơn vị. 76 020 gồm 7 chục nghìn 6 nghìn 0 trăm 2 chục 0 đơn vị. - Các bạn nhỏ và Voi con đang chạy bộ. Bạn gái chạy được 4 275 bước chân. Bạn trai chạy đươc 4 228 bước chân. Voi con chạy được 984 bước chân.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và tiếp nhận kiến thức.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Vì 4 228 > 984 nên số bước chạy của bạn trai lớn hơn số bước chạy của Voi con.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
861 1 237 8 544 1 541 7 170 7 123 3 507 3 507
2 918 2 918 1 009 1 010
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
|
------------- Còn tiếp ----------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn