Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Biết cách nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhận đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS quan sát tranh, nêu phép tính tìm số bánh trong cả 3 khay. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Hình thành kiến thức nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số. Mối quan hệ giữa phép nhân và phép cộng. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS tính 20 × 3 = ? GV chia 2 bạn cùng bạn là 1 nhóm, thảo luận và gọi đại diện nhóm nêu cách làm. + Có thể tính kết quả thông qua phép cộng: 20 × 3 = 20 + 20 + 20 = 60. + Nói cách khác, ta có: 2 chục + 2 chục + 2 chục = 6 chục = 60 ; hay 2 chục × 3 = 6 chục = 60.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS tính nhẩm được, sử dụng kiến thức về phép nhân đã học vào giải quyết tình huống gần với thực tế. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS thực hiện tính nhẩm theo cách đã học, ví dụ: tính 30 × 3 = ?; nhẩm 3 chục × 3 được 9 chục, có 9 chục = 90; viết kết quả của phép tính. Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. Bài 1: Tính nhẩm
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, nêu bài toán, ví dụ: có 4 khay trứng, mỗi khay có 20 quả, hỏi có tất cả bao nhiêu quả trứng? HS thảo luận với bạn cùng bàn để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm ra câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao) rồi nêu phép nhân thích hợp: 20 × 4 = 80. (GV khuyến khích HS suy ra nghĩ và nói ra suy nghĩ của các em một cách rõ ràng). Bài 2: Quan sát tranh, nêu phép nhân thích hợp: - GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS biết cách nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết bài toán thực tế. b. Cách thức thực hiện - GV gọi 1 HS đọc bài toán, nói cho cả lớp nghe “bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì”, suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. GV gọi 2 HS lên bảng trình bày bài toán và 1 HS nhận xét. Bài 3: Một sọt có 20 kg khoai lang. Hỏi 5 sọt có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam khoai lang? - GV nhận xét, đánh giá.
* Củng cố: CHƠI TRÒ CHƠI “NHANH TAY CÓ QUÀ” - GV chiếu các câu trắc nghiệm lên, đọc câu hỏi và gọi HS nhanh tay nhất trả lời (trả lời đúng có quà: bánh, kẹo, đồ dùng học tập,..) 10 × 4 = ? 20 × 3 = ? 30 × 3 = ? 50 × 2 = ? 60 × 1 = ? 40 × 2 = ? 20 × 5 = ? 10 × 9 = ? - GV nhận xét và tổng kết bài học.
* Dặn dò về nhà - HS ôn lại cách nhân nhẩm số tròn chục với số có một chữ số và đố người thân. - Tìm tính huống thực tế liên quan đến phép nhân đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó, hôm sau chia sẻ với các bạn. |
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Phép tính là: 20 × 3 = ?
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Ta nói, 2 chục + 2 chục + 2 chục = 6 chục = 60 ; hay 2 chục × 3 = 6 chục = 60. - HS chăm chú lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
30 × 3 = 90 20 × 2 = 40 40 × 2 = 80 30 × 2 = 60
- HS lắng nghe.
a)Có tất cả số quả trứng là: 20 × 4 = 80 (quả trứng) b)Có tất cả số chiếc đũa là: 10 × 8 = 80 (chiếc đũa)
|
---------------- Còn tiếp -----------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn