Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000, tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
- Vận dung được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - HS chơi trò chơi “Truyền điện” nhân, chia nhẩm các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học. - GV nhận xét, đánh giá.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố kĩ năng thực hiện phép nhận, phép chia trong phạm vi 1 000, tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức; giải bài toán thực tế. b. Cách thức thực hiện - Cá nhận hS làm bài tâp 1: HS tính nhẩm và nêu kết quả. - HS đổi vở chữa bài và nói cho bạn nghe cách nhẩm. Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi theo cặp, hai bạn tự đố nhau ghi ra các phép nhân, phép chia trong bảng đã học, nhân với 1, nhân với 0, 0 chia cho một số. Khuyến khích HS nhận xét, chốt kiến thức cần ôn tập sau mỗi dạng bài để dễ dàng vận dung trong các nhiệm vụ học tập tiếp theo. GV có thể linh hoạt không quá phụ thuộc vào những phép tính cụ thể trong SGK. Bài 1: a) Số ? b) Tính:
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện các phép chia, tìm các phép chia sai rồi sửa lại cho đúng. HS nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình. Từ đó, rút ra cách thực hiện phép chia có dư, những lỗi sai cần tránh khi thực hiện phép chia có dư. - HS thực hiện, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình khi đặt dấu ngoặc vào vị trí thích hợp để có biểu thức với giá trị đúng. Qua đó, HS cùng nhau ôn lại quy tắc tính giá trị của từng biểu thức đã học. Bài 2: a) Tìm phép chia sai rồi sửa lại cho đúng:
b) Đặt dấu ngoặc ( ) vào các biểu thức sau để được các biểu thức có giá trị đúng:
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài tập, nói cho bạn nghe cách làm. - HS nêu và phân biệt cách gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, phân biệt giữa gấp một số lên một số lần với thêm một số đơn vị, giảm một số đi một số lần với bớt một số đơn vị.
Bài 3: Số ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện: + Đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. + Thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và gải thích tại sao). - Viết phép tính thích hợp và trình bày bài giải vào vở. - Kiểm tra lại và nêu lưu ý khi thực hiện giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Cây phong ba và cây bàng vuông là loại cây có ở quần đảo Trường Sa ở Việt Nam. Nhân dịp Tết trồng cây, người ta trồng 9 cây phong ba và trồng số cây bàng vuông nhiều gấp 4 lần số cây phong ba. Hỏi tổng cộng số cây phong ba và cây bàng vuông đã được trồng trong dịp này là bao nhiêu cây? - GV nhận xét, đánh giá.
- HS đặt tính rồi tính, nêu kết quả. - HS đổi vở chữa bài, nói cho bạn nghe cách thực hiện từng bước tính. Bài 5: Đặt tính rồi tính:
- GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán, ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống. b. Cách thức thực hiện - HS đọc tình huống, thảo luận để tìm ra cách tính được sau khi ngâm nước lượng nấm hướng nặng thêm bao nhiêu gam. - HS viết phép tính và nói cho bạn nghe cách làm. - HS liên hệ tình huống trong bài với cuộc sống và rút ra ý nghĩa của việc biết cách vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống. - GV tạo cơ hội cho nhiều bạn được nói, được trình bày, khuyến khích HS trình bày rõ ràng, nói đủ thông tin cho người khác hiểu và giải thích ý kiến của mình. Bài 6: Mẹ may mỗi chiếc rèm hết 6 m vải. Hỏi: a) Có 24 m vải mẹ may được mấy chiếc rèm như thế? b) Mẹ may 11 chiếc rèm như thế hết bao nhiêu mét vải?
- GV nhận xét và tổng kết bài học.
* Dặn dò về nhà - HS ôn lại phép nhận, phép chia trong phạm vi 1 000, tỉnh nhẩm, tính giá trị của biểu thức. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huồng gắn với thực tế, hôm sau chia sẻ cho bạn nghe. |
- HS lắng nghe và tích cực tham gia.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và tích cực tham gia.
a) 1 × 6 = 6 ; 6 × 3 = 18 ; 18 : 1 = 18 ; 18 + 18 = 36.
3 × 4 = 12 ; 12 : 6 = 2 ; 2 × 8 = 16 ; 16 : 4 = 4. b) 3 × 4 + 8 = 12 + 8 ; 9 : 9 × 0 = 1 × 0 = 20 = 0 48 : 8 + 7 = 6 + 7 = 13 7 × 10 – 14 = 70 – 14 = 56 72 : 9 – 6 = 8 – 6 = 2 0 : 6 + 37 = 0 + 37 = 37 - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
a) - Phép chia 32 : 6 = 5 (dư 1) sai. Sửa 32 : 6 = 5 (dư 2). - Phép chia 63 : 8 = 7 (dư 6) sai. Sửa 63 : 8 = 7 (dư 7). - Phép chia 9 : 8 = 1 (dư 0) sai. Sửa 9 : 8 = 1 (dư 1). b) (3 + 4) × 9 = 63 9 : (3 + 6) = 1 (16 – 16) : 2 = 0 12 : (3 × 2) = 2
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Bài giải Số cây bàng trồng được trồng là: 9 × 4 = 36 (cây) Tổng cộng số cây phong ba và cây bàng vuông đã được trồng trong dịp này là: 36 + 9 = 45 (cây) Đáp số: 45 cây phong ba và cây bàng vuông.
- HS lắng nghe và tiếp nhận.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
|
-------------- Còn tiếp --------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn