Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư, biết số dư bé hơn số chia.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - GV cho HS chơi trò chơi “Chia đều” ü Phép chia hết + GV yêu cầu HS lấy ra 8 hình vuông đã chuẩn bị trước, chia đều cho 2 bạn. + HS nêu phép tính tìm số hình vuông của mỗi bạn - GV kết luận: “Phép chia 8 : 2 có thương là 4, số dư là 0. Đây là phép chia hết. Viết 8 : 2 = 4.”
ü Phép chia có dư + GV yêu cầu HS lấy ra 9 hình vuông, chia đều cho 2 bạn. + HS nêu phép tính tìm số hình vuông của mỗi bạn + GV kết luận: “Phép chia 9 : 2 có thương là 4, số dư là 1. Đây là phép chia có dư. Viết 9 : 2 = 4 (dư 1). Đọc “Chín chia hết bằng 4 dư 1”.
- GV yêu cầu HS lấy ra dùng học tập thực hiện tương tự với một vài trường hợp khác rồi viết phép chia tương ứng, chẳng hạn: 7 : 2 = 3 (dư 1) 8 : 3 = 2 (dư 2) 13 : 5 = 2 (dư 3) … - GV nhận xét và đánh giá.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS sử dụng phép chia hết, phép chia có dư vào bài tập. b. Cách thức thực hiện
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính rồi chọn số thích hợp trong ô . HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe (ví dụ: Phép chia 11 : 2 có thương là 5, số dư là 1. Đây là phép chia có dư. Đọc “Mười một chia hai bằng năm dư một”). Rồi gọi HS trả lời.
+ Lưu ý: HS có thể sử dụng đồ dùng trực quan để hỗ trợ tìm thương và số dư trong phép chia có dư. GV hướng dẫn HS cách tìm thương và số dư trong phép chia có dư dựa vào các phép tính trong các bảng chia đã học. Bài 1: ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính rồi chọn số thích hợp trong ô . + HS nêu các thành phần của phép chia trong các phép chia cụ thể đã cho.
+ HS rút ra nhận xét. Bài 2: ?
- GV nhận xét và kết luận: “Trong phép chia (chia hết hay chia có dư) thì số dư bao giờ cũng bé hơn số chia”. (Lưu ý: nếu có thời gian, GV chia nhóm hướng dẫn HS viết các phép chia tương tự với các bảng chia khác, giúp HS biết cách vận dung bảng chia để thực hiện phép chia có dư, chẳng hạn: 2 : 2 = 1 7 : 2 = 3 (dư 1) 3 : 2 = 1 (dư 1) 8 : 2 = 4 4 : 2 = 2 9 : 2 = 4 (dư 1) 5 : 2 = 2 (dư 1) 10 : 2 = 5 6 : 2 = 3 11 : 2 = 5 (dư 1) …)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng phép chia hết, phép chia có dư vào bài toán thực tế. b. Cách thức thực hiện - GV gọi 1 HS đọc đề bài, thảo luạn để hiểu tình huống. HS thảo luận đưa ra ý kiến lập luận để trả lời câu hỏi: “Theo em, cần ít nhất mấy chuyến để thuyền chở hết số khách đó?” (GV khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ và cách giải quyết tình huống bài toán đặt ra). Bài 3: Có 14 người khách cần sang sông, mỗi chuyến thuyền chở được nhiều nhất 4 người khách (không kể người chèo thuyền). Theo em, cần ít nhất mấy chuyến để thuyền chở hết số khách đó? - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết bài học (Lưu ý: Nếu còn thời gian, GV nên khuyến khích HS nêu những tình huống tương tự và cách sử dụng phép chia có dư để giải quyết)
|
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Có 8 hình vuông, chia đều cho 2 bạn. Mỗi bạn 4 hình vuông, không còn dư hình vuông nào.
Có 9 hình vuông, chia đều cho 2 bạn. Mỗi bạn 4 hình vuông, còn dư 1 hình vuông.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
a) 11 : 2 = 5 (dư 1) Thương là: 5 Số dư là: 1 b) 17 : 3 = 5 (dư 2) Thương là: 5 Số dư là: 2
- HS lắng nghe.
- HS lắng và thực hiện nhiệm vụ.
8 : 4 = 2 9 : 4 = 2 (dư 1) 10 : 4 = 2 (dư 2) 11 : 4 = 2 (dư 3) → Nhận xét: Dù lấy 5 (hay 6; 7; 8; 9; 10; hay 11) khi choa cho 4 thì số dư nhận được bao giờ cũng bé hơn 4.
- HS lắng nghe và ghi chú.
|
---------------- Còn tiếp ----------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn