Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000 (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp).
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Ôn lại phép trừ có nhớ trong phạm vi 1 000; tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - HS chơi trò chơi “Đố bạn” nhóm 4, củng cố cách thực hiện trừ có nhớ các số trong phạm vi 1 000, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- HS hoạt động theo nhóm đôi (bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: + HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu). + HS thảo luận theo nhóm (bạn): · Bức tranh vẽ gì? · Nói với bạn về phép tính liên quan đến tình huống trong bức tranh. Chẳng hạn: Hỏi nhà máy còn lại bao nhiêu hộp bánh chưa đóng gói xuất khẩu? + HS nêu phép tính tìm số bánh chưa đóng gói xuất khẩu: 25 285 – 11 436 = ? - GV gợi vấn đề và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS làm quen với cách đặt tính và tính của phép trừ trong phạm vi 100 000. b. Cách thức thực hiện 1. HS tính 25 285 – 11 436 = ? a. Mục tiêu: Học sinh làm quen với phép trừ các số trong phạm vi 100 000. b. Cách thức thực hiện - HS thảo luận cách đặt tính và tính. - Đại diện nhóm nêu cách làm. - GV chốt lại các bước thực hiện tính 25 285 – 11 436 = ? + Đặt tính. + Thực hiện tính từ phải sáng trái: + Đọc kết quả: Vậy 25 285 – 11 436 = 13 849. 2. HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện.
C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS biết đặt tính rồi tính phép trừ các số trong phạm vi 100 000; tính nhẩm các số tròn nghìn, chục nghìn; giải quyết một số tình huống trong thực tế. b. Cách thức thực hiện - HS tính rồi viết kết quả của phép tính. - Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. - Nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột. Lưu ý: Đặt câu hỏi để HS nhận xét và lưu ý các trường hợp có nhớ trong các thao tác trừ. Bài 1: Tính
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS đặt tính rồi tính. - Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS, chú ý những lỗi quên nhớ khi trừ. Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát mẫu và nói cho bạn nghe cách trừ nhẩm. HS tự lấy ví dụ theo cách tính nhẩm vừa nêu rồi chia sẻ với bạn. - HS tự làm các phép tính vào vở, đổi vở kiểm tra chéo. Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát hai chiếc cân, đọc số đo trên từng cân, suy nghĩ xem trái cây đặt trên đĩa cân nặng bao nhiêu gam. Chia sẻ ý kiến với bạn cùng bàn hoặc cùng nhóm. - HS hỏi đáp theo nhóm (cặp) về những thông tin liên quan đến bài toán và cách giải quyết. Chẳng hạn: + Theo bạn, trái cây treeo đĩa cân nặng bao nhiêu gam? + Làm thế nào bạn tính được trái cây trên đĩa cân nặng bao nhiêu gam? + Từ tình huống thú vị này, chúng mình có rút ra được điều gì để vận dụng vào cuộc sống không? Lưu ý: GV tạo cơ hội cho HS được chia sẻ ý kiến cá nhân, biết lập luận chỉ ra chứng cứ, lí lẽ để mọi người hiểu ý kiến của mình; tạo cơ hội cho HS tương tác tích cực. Bài 4: Theo em, trái cây trên đĩa cân nặng bao nhiêu gam? - GV nhận xét, đánh giá.
- hS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra. HS trình bày bài giải. - HS kiểm tra lại phép tính đã đúng chưa, câu trả lời đã phù hợp chưa. - HS quan sát phép tính, nhận xét cách tính nhẩm trong trường hợp các số cần tính là tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. - GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, viết câu lời giải rox ràng theo cách suy nghĩ của mình. Lưu ý: GV hướng dẫn HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả. Kĩ năng sử udnjg nháp trong học toán cũng là kĩ năng cần trau dồi để sử dụng hiệu quả. Bài 5: Một video bài hát mới của một ban nhạc đã đạt được 84 000 lượt xem trên Internet ngay trong tuần đầu tiên. Hỏi để đạt được 100 000 lượt xem thì cần thêm bao nhiêu lượt xem nữa? - GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức về phép trừ để giải quyết một số tình huống thực tiễn. b. Cách thức thực hiện - GV chia cả lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm). Các nhóm tìm một số tình huống trong thục tế liên quan đến phép trừ đã học; rồi đố nhóm bạn. - Nhóm nào nêu được nhiều tình huống và trả lời đúng các câu đố của nhóm khác nhất thì nhóm đó dành chiến thắng. - GV nhận xét và tổng kết bài học.
* Dặn dò về nhà - Ôn lại cách đặt tính rồi tính của phép trừ trong phạm vi 100 000 (có nhớ không quá 2 lượt và không liên tiếp); tính nhẩm các số tròn nghìn, tròn chục. - Tìm thêm một số tình huống thực tiễn có liên quan đến phép trừ đã học và đố mọi người. Hôm sau chia sẻ với bạn. |
- HS lắng nghe và tích cực tham gia.
- HS quan sát tranh và nêu quan điểm. “Phép tính tìm số bánh chưa đóng gói xuất khẩu: 25 285 – 11 436 = ?”.
- HS lắng nghe và ghi chú.
- HS lắng nghe và tiếp nhận kiến thức.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
3 154 64 173 1 328 20 516 1 826 43 657
15 380 18 618 9 203 9 584 6 177 9 034 - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
5 638 69 182 3 154 58 246 2 484 10 936
59 283 89 610 5 764 807 53 519 88 803 - HS lắng nghe.
|
-------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác