Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học, kiểm tra góc vuông, góc không vuông; tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán, ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, thẻ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học. b. Cách thức thực hiện - HS chơi trò chơi “Đố bạn”: HS đố bạn các câu hỏi về kiến thức hình học và đo lường đã học. Chẳng hạn: Đố bạn đơn vị đo khối lượng nào đã được học ở lớp 3; Đố bạn để đo nhiệt độ người ta dùng đơn vị đo nào?; ; … - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS sử dụng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông; dùng thước thẳng để đo và tính chu vi các hình; ước lượng, đo lường mực nước, cân nặng; giải quyết các bài toán thực tế. b. Cách thức thực hiện - HS nhận diện bằng mắt thường góc vuông, góc không vuông, rồi dùng ê ke kiểm tra lại. HS thao tác với ê ke và nói cho bạn nghe cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông, lưu ý để đặt ê ke cho đúng. Bài 1: Dùng ê ke kiểm tra rồi nêu tên góc vuông, góc không vuông trong các hình sau: - GV nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện: + Quan sát, nêu tên hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình. + Dùng thước thẳng đo độ dài các cạnh rồi ghi lại kết quả. + Thực hiện tính chu vi mỗi hình, lưu ý cùng đơn vị đo. + Chữa bài, nêu lại cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật. Lưu ý khi tính là các số đo phải cùng đơn vị. Nếu muốn tính chu vi của một hình, đầu tiên phải biết số đo độ dài các cạnh, vì thế trong trường hợp chưa biết thì cần đo để biết độ dài các cạnh.
Bài 2: Đo độ dài các cạnh rồi tính chu vi mỗi hình sau: - GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát hình vẽ và nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được. - HS nêu số đo lượng dầu ăn, mật ong, nước lọc có trong bình đo và lập luận giải thích ý kiến của mình. - GV gợi ý để HS chia sẻ những hiểu biết thông qua tình huống trong bài, tích hợp giúp HS hiểu thêm một thí nghiệm rất thú vị và HS có thể kiểm nghiệm trong thực tế. Bài 3: Bạn Voi làm thí nghiệm rót lần lượt mật ong, nước lọc và dầu ăn vào bình đo như hình sau: a) Có bao nhiêu mi-li-lít mật ong? b) Có bao nhiêu mi-li-lít dầu ăn? c) Bình đo đang đựng tất cả bao nhiêu mi-li-lít gồm mật ong, nước lọc và dầu ăn?
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát tranh và nói về tác dụng của từng công cụ đo. - HS rút ra nhận xét về mỗi đơn vị đo sẽ có công cụ đo tương ứng. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều công cụ đo khác nhau giúp con người đo đạc dễ dàng phục vụ cho nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Bài 4: a) Dụng cụ nào dưới đây dùng để xác định khối lượng? b) Mỗi dụng cụ còn lại dùng để đo đại lượng nào? - GV nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện: + Vẽ các đoạn thẳng theo yêu cầu. + Đổi vở kiểm tra bài. + Nêu cách xác định đoạn thẳng cần vẽ, thông qua đó ôn lại gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần. Bài 5: Vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm. Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 2 lần đoạn thẳng AB. Vẽ đoạn thẳng MN dài bằn độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 2 lần. - GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc tình huống, thảo luận để tìm ra cách tính được sau khi ngâm nước lượng nấm hướng nặng thêm bao nhiêu gam. - HS viết phép tính và nói cho bạn nghe cách làm. - HS liên hệ tình huống trong bài với cuộc sống và rút ra ý nghĩa của việc biết cách vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống. - GV tạo cơ hội cho nhiều bạn được nói, được trình bày, khuyến khích HS trình bày rõ ràng, nói đủ thông tin cho người khác hiểu và giải thích ý kiến của mình. Bài 6: Có 120 g nấm hương khô, sau khi ngâm nước số nấm hương đó cân nặng 407 g. Hỏi sau khi ngâm nước lượng nấm hương đó nặng thêm bao nhiêu gam? - GV nhận xét, đánh giá.
|
- HS lắng nghe và tích cực tham gia.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
Góc có đỉnh O (cạnh OA, OB); góc có định Y(cạnh YX, YZ) là góc không vuông. Góc có đỉnh N (cạnh NM, NP); góc có đỉnh I (cạnh IH, IK) là góc vuông. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiến hành đo độ dài, tính toán.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
a) Có số mi-li-lít mật ong là: 200 – 0 = 200 (ml) Đáp số: 200 ml mật ong. b) Có số mi-li-lít dầu ăn là: 440 – 350 = 90 (ml) Đáp số: 90 ml dầu ăn. c) Có số mi-li-lít nước lọc là: 350 – 200 = 150 (ml) Bình đo đang đựng tất cả số mi-li-lít mật ong, nước lọc và dầu ăn là: 150 + 200 + 90 = 440 (ml) Đáp số: 440 ml mật ong, nước lọc, dầu ăn. - HS lắng nghe và tiếp nhận.
|
--------------- Còn tiếp --------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn