Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Học xong bài này, HS cần đạt:
- Đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng 5 phút một (có số phút là bội của 5).
- Sắp xếp được thời gian diễn ra các hoạt động phù hợp (thời gian sinh hoạt).
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên : Giáo án, sgk, mô hình đồng hồ và hình ảnh liên quan đến bài học
- Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS ôn lại nhận biết giờ trên mặt đồng hồ: giờ đúng, giờ rưỡi, giờ 15 phút; gợi mở kiến thức. b. Cách thức thực hiện - HS chơi trò chơi “Tích tắc xoay tròn”. GV chia lớp thành 2 đội, đọc đúng các giờ dưới đây: - HS quan sát tranh khởi động, nhận thấy có hình ảnh đồng hồ, bạn nam đang hỏi hai bạn nữ: “Đồng hồ chỉ mấy giờ?” Hai bạn nữ trả lời khác nhau. GV gợi vấn đề: “Vậy bạn nào trả lời đúng?”. - GV dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS làm quen với đọc giờ theo từng 5 phút một. b. Cách thức thực hiện Làm quen với đọc giờ theo từng 5 phút một: - HS lấy trong bộ đồ dùng ra mô hình đồng hồ. GV cho HS quan sát mỗi vạch tương ứng với các số trên mặt đồng hồ và lưu ý cho HS: khi kim phút chỉ đến vạch số 12 là chỉ 0 phút, khi kim phút chỉ đến vạch số 1 là chỉ 5 phút, tiếp tục đến vạch số vạch số 2 là chỉ 10 phút, cứ như thế đến mỗi vạch tiếp theo lại đếm thêm 5 phút nữa cho đến khi kim phút ứng với vạch số 11 là chỉ 55 phút, đến vạch số 12 thì là 60 phút và qua 1 giờ mới, bắt đầu lại 0 phút, cứ tiếp tục như thế. - GV quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 9 giờ 5 phút rồi cho HS nhận ra và đọc được đúng giờ, phút. Tiếp tục quay đến 9 giờ 10 phút rồi cho HS nhận ra và đọc được đúng giờ, phút. Tiếp tục như thế đối với 9 giờ 15 phút; 9 giờ 35 phút. - GV có thể hỏi thêm, chẳng hạn: Lúc 9 giờ 45 phút thì kim phút chỉ số mấy? Lúc 9 giờ 50 phút thì kim phút chỉ số mấy? Từ khi kim phút chỉ vạch số này đến vạch số tiếp theo là mấy phút? - Quay lại tranh khởi động, HS xác định bạn nào trả lời đúng và giải thích tại sao.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS đọc được giờ trên đồng hồ: giờ hơn, giờ kém theo từng 5 phút một. b. Cách thức thực hiện - HS hoạt động cá nhân, đọc số chỉ phút thích hợp với các số trên mặt đồng hồ còn thiếu (bài 1a) - HS làm bài theo nhóm đôi, một bạn hỏi “Đồng hồ chỉ mấy giờ?”, một bạn trả lời theo giờ, phút. Một vài nhóm chia sẻ trước lớp (bài 1b). - GV cho lớp nhận xét và giải thích cách đọc giờ trên mặt đồng hồ. Bài 1: Số ?
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS hoạt động cá nhân, xoay kim trên mặt đồng hồ để xác định giờ, phút theo yêu cầu, HS kiểm tra kết quả với bạn bên cạnh. Sau đóm một bạn hỏi “Từ 6 giờ 5 phút đến 6 giờ 10 phút là bao nhiêu phút?”, một bạn trả lời. Bài 2: a) Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ: 6 giờ 5 phút và 6 giờ 10 phút. Từ 6 giờ 5 phút đến 6 giờ 10 phút là bao nhiêu phút? b) Từ 11 giờ 25 phút đến 11 giờ 35 phút là bao nhiêu phút? - GV nhận xét, đánh giá.
Làm quen với giờ kém: - GV hướng dẫn HS phân tích mẫu. HS quan sát hình mẫu đầu tiên, đọc được 4 giờ 35 phút, kim giờ chỉ giữa số 4 và số 5, kim phút chỉ số 7. GV giới thiệu trong trường hợp này, thì ta còn có một cách đọc giờ khác. HS đếm bắt đầu từ kim phút chỉ vạch số 7 đến chỉ vạch 12 thì tất cả là bao nhiêu phút (25 phút). Như thế 4 giờ 35 phút, thêm 25 phút nữa là đúng 5 giờ. GV giới thiệu lúc này ta nói đồng hồ chỉ 5 giờ kém 25 phút. - Hình thứ hai, hình thứ ba cũng tương tự như thế. Từ đó, khái quát lên khi kim phút chỉ vào các số từ 7 đến 11, thay vì ta nói đúng giờ, phút, ta có cách khác là tính thêm 1 giờ vào giờ được xác định, sử dụng từ kém kèm theo số phút tính từ mốc vạch kim phút chỉ cho đến vạch chỉ số 12. - HS thực hành cá nhân đọc giờ theo 2 cách. GV cho lớp nhận xét, lưu ý cách giải thích của HS về đọc giờ của mình. Bài 3: Xem đồng hồ và đọc giờ (theo mẫu):
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”, lớp chia thành 2 đội, mỗi đội 6 bạn luân phiên nhau lên nối đồng hồ với cách đọc giờ tương ứng. HS còn lại làm trọng tài và cổ vũ cho 2 đội chơi. Đội nào nhanh hơn và đúng nhiều hơn thì chiến thắng. GV lưu ý cho HS đọc lại một số giờ đã được nối với mặt đồng hồ bằng cách khác nhau, giải thích cách đọc của mình. - Cá nhân HS đọc đồng hồ điện tử, lúc này GV cần lưu ý cho HS xác định số phút cần thêm vào cho đủ giờ đúng tiếp theo để đọc được giờ kém. Bài 4: a) Mỗi đồng hồ sau chỉ thời gian tương ứng với cách đọc nào? b) Xem đồng hồ và đọc giờ:
- GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã họcđể sắp xếp thời gian diễn ra hoạt động. b. Cách thức thực hiện - HS hoạt động theo nhóm 4: HS quan sát và nêu tên được các hoạt động trong mỗi tranh, đọc được các giờ trên mỗi mặt đồng hồ. + HS nói về hoạt động và thời gian diễn ra của hoạt động đó của mỗi bức tranh. + HS hoàn thành bảng theo mẫu. - Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. GV nhận xét, lưu ý cho HS giải thích thêm, chẳng hạn: cách đọc giờ khác của buổi ăn trưa hoặc hoạt động chơi ô ăn quan diễn ra trong bao nhiêu phút? Bài 5:a) Nói hoạt động và thời gian diễn ra hoạt động ở mỗi bức tranh sau: (tranh vẽ - SGK trang 40) b) Bạn Nam muốn ghi lại thời gian tương ứng với mỗi hoạt động ở câu a, em hãy chỉ dẫn giúp bạn Nam. - GV nhận xét và tổng kết bài học.
|
- HS lắng nghe và tích cực tham gia.
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS lắng nghe và tiếp nhận.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
a) 10 giờ 25 phút, 10 giờ 30 phút, 10 giờ 35 phút, 10 giờ 40 phút, 10 giờ 45 phút, 10 giờ 50 phút, 10 giờ 55 phút. b) 8 giờ 20 phút. 5 giờ 5 phút. 3 giờ 35 phút. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.
a) Từ 6 giờ 5 phút đến 6 giờ 10 phút là 5 phút. b) Từ 11 giờ 25 phút đến 11 giờ 35 phút là 10 phút.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nhận kiến thức và thực hiện nhiệm vụ.
|
--------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác