Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 14: YẾN, TẠ, TẤN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Ghép thẻ”: + GV chiếu hình ảnh: + GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4, hoặc theo nhóm bàn. + Ước lượng cân nặng của các xe rồi gắn các thẻ ghi cân nặng phù hợp. - GV mời vài nhóm chia sẻ. - GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài học: “Các em đã học đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam (kg) ở lớp 2. Để xác định cân nặng của các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta còn dùng các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn. Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu kiến thức này trong “Bài 14: Yến, tạ, tấn” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh trong SGK: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, và giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta còn dùng các đơn vị: yến, tạ, tấn. 1 yến = 10 kg 1 tạ = 100 kg 1 tấn = 1 000 kg 1 tạ = 10 yến 1 tấn = 10 tạ - GV yêu cầu HS phát biểu, sử dụng các đơn vị đo yến, tạ, tấn để nói cân nặng của một số vật trong thực tế. Ví dụ: Nhà em có bao gạo cân nặng 30 kg hay 3 yến,… - GV viết các đơn vị đo lên bảng, ví dụ: 3 tạ, 10 tấn, 2 yến,… và yêu cầu HS đọc. Sau đó, GV đọc các đơn vị đo, ví dụ: hai mươi lăm yến, bảy tạ, năm mươi mốt tấn,… và yêu cầu HS viết số. - GV tổ chức trò chơi “Đố bạn”: Đặt câu hỏi về đơn vị đo khối lượng vừa học. Ví du: + 10 kg bằng bao nhiêu yến? + 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam? + 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam? C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ước lượng số đo cân nặng thích hợp với mỗi con vật. - Thực hiện chuyển đổi với các đơn vị đo yến, tạ, tấn, ki-lô-gam; thực hiện tính toán với các đơn vị đo yến, tạ, tấn. - Chuyển đổi các số đo có 2 đơn vị đo khối lượng sang 1 đơn vị đo khối lượng. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Chọn thẻ ghi cân nặng thích hợp với mỗi con vật sau: - GV cho HS làm bài cá nhân, ước lượng rồi chọn thẻ ghi cân nặng thích hợp với mỗi con vật. - GV mời HS giơ tay phát biểu để ghép thẻ. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 a) Số ? 1 yến = ? kg 1 tấn = ? tạ 40 kg = ? yến 2 tạ = ? kg 1 tấn = ? yến 600 kg = ? tạ 8 yến = ? kg 20 yến = ? tạ 7 000 kg = ? tấn 5 tấn = ? kg 30 tạ = ? tấn 100 tạ = ? tấn b) Tính: 1 358 tấn + 416 tấn 416 tạ 4 7 850 yến – 1 940 yến 8 472 tấn : 6 - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở ghi. - GV gọi một số HS trình bày kết quả. Đối với câu a, HS cần giải thích được cách làm của mình. Ví dụ: 1 tạ = 100 kg. Ta có: 2 tạ = 1 tạ 2 = 100 kg 2 = 200 kg. Vậy: 2 tạ = 200 kg.
- GV cho HS hoạt động cặp đôi, đọc đề, hiểu bài toán, suy nghĩ cách thực hiện, nói cho bạn nghe và cùng giải quyết vấn đề - GV gợi mở: + Người ta dùng hai loại xe 3 tấn và 2 tấn để chở 13 tấn khoai thì ta thực hiện phép tính gì? + Để hai loại xe 3 tấn và 2 tấn vận chuyển hết 13 tấn khoai, thì mỗi loại xe cần bao nhiêu chuyến? → GV chốt lại công thức giải: 13 tấn = 3 tấn số chuyến xe có trọng tải 3 tấn + 2 tấn số chuyến xe có trọng tải 2 tấn - GV mời HS xung phong phát biểu kết quả. - GV chữa bài.
|
- HS lắng nghe, thảo luận, suy nghĩ trả lời. Trả lời: + Xe đạp nặng 10 kg. + Xe máy nặng 100 kg. + Ô tô nặng 1 000 kg. - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS lắng nghe, ghi vở, tiếp thu kiến thức.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe luật chơi, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Con mèo cân nặng 2 kg. Con chó cân nặng 1 yến. Con voi cân nặng 5 tấn. Con hươu cao cổ cân nặng 9 tạ.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) 1 yến = 10 kg 1 tấn = 10 tạ 40 kg = 4 yến 2 tạ = 200 kg 1 tấn = 100 yến 600 kg = 6 tạ 8 yến = 80 kg 20 yến = 2 tạ 7 000 kg = 7 tấn 5 tấn = 5 000 kg 30 tạ = 3 tấn 100 tạ = 10 tấn b) 1 358 tấn + 416 tấn = 1 774 tấn 416 tạ 4 = 1 664 tạ 7 850 yến – 1 940 yến = 5 910 yến 8 472 tấn : 6 = 1 412 tấn
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a)
b) 1 yến 8 kg = 18 kg 4 tạ 2 kg = 402 kg 1 tấn 25 kg = 1 025 kg 7 tấn 450 kg = 7 450 kg
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Ta có 13 tấn = 3 tấn x 1 + 2 tấn x 5 Hoặc 13 tấn = 3 tấn 3 + 2 tấn x 2 Ta có kết quả như sau: Vậy cách vận chuyển có tổng số chuyến xe phải sử dụng ít nhất là: xe có trọng tải 3 tấn chở 3 chuyến và xe có trọng tải 2 tấn chở 2 chuyến. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác