Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 16: THẾ KỈ
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh phần khởi động: Và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của bạn Voi: “Chúng ta đang sống ở thế kỉ nào? Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?”
- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được tiếp cận với kiến thức về thế kỉ. Cô trò mình sau đây sẽ cùng tìm hiểu trong “Bài 16: Thế kỉ” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết đơn vị đo thời gian: thế kỉ b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc và thảo luận theo nhóm về thông tin trong SGK: + 1 thế kỉ = 100 năm + Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ thứ I). + Từ năm 1010 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II). …. + Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (thế kỉ XX). + Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI). - GV giới thiệu: “Các em thấy đấy, các năm được đánh số để dễ phân biệt, các thế kỉ cũng như vậy. Chúng ta thường dùng chữ số La Mã để đánh số cho thế kỉ.” - GV tổ chức trò chơi “Đố năm – thế kỉ” + GV hỏi, các HS còn lại giơ tay trả lời. Ví dụ: GV hỏi: Năm 101 thuộc thế kỉ thứ mấy?; năm 2023 thuộc thế kỉ thứ mấy?; Thế kỉ X kéo dài từ năm nào đến năm nào?; Thế kỉ XV kéo dài từ năm nào đến năm nào?;… HS trả lời: …. + GV tuyên dương HS trả lời nhiều câu hỏi nhất và chính xác nhất. → GV chốt lại kiến thức: 1 thế kỉ = 100 năm; 100 năm = 1 thế kỉ + GV nhắc HS ghi nhớ quan hệ giữa thế kỉ và năm theo cả hai chiều. + GV hướng dẫn HS cách nhận biết một năm thuộc thế kỉ nào. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Nhận biết năm thuộc thế kỉ nào. - Chuyển đổi đơn vị đo thời gian từ thế kỉ sang năm, từ năm sang thế kỉ. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Quan sát sơ đồ ở trên: a) Đọc năm sinh của mỗi người trong gia đình của bạn Dung và cho biết năm đó thuộc thế kỉ nào. b) Hiện tại đang là năm bao nhiêu? Thuộc thế kỉ nào? - GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện theo yêu cầu của từng câu. - GV có thể chuẩn bị một băng giấy vẽ sơ đồ về năm sinh của mỗi người trong gia đình như tranh minh họa để gợi nên biểu tượng về trục thời gian cho HS. - GV lưu ý HS khi làm câu a: HS trả lời đầy đủ, ví dụ: “Bố bạn Dung sinh năm 1983, năm đó thuộc thế kỉ…” - GV mời một số HS đọc kết quả bài làm. - GV chữa bài.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Số ? 1 thế kỉ = ? năm 4 thế kỉ = ? năm 100 năm = ? thế kỉ 9 thế kỉ = ? năm
|
- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời. Trả lời: + Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21. + 1 thế kỉ = 100 năm - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, ghi vở, đồng thanh. + Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Bố của Dung sinh năm 1983. Năm đó thuộc thế kỉ XX. Mẹ của Dung sinh năm 1986. Năm đó thuộc thế kỉ XX. Anh Hà sinh năm 2009. Năm đó thuộc thế kỉ XXI. Dung sinh năm 2014. Năm đó thuộc thuộc thế kỉ XXI. b) Ví dụ: Năm nay là năm 2023, thuộc thế kỉ XXI.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: 1 thế kỉ = 100 năm 4 thế kỉ = 400 năm 100 năm = 1 thế kỉ 9 thế kỉ = 900 năm
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) sinh năm 226. Vậy Bà Triệu sinh vào thế kỉ III. Khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bà có số tuổi là: 248 – 226 = 22 (tuổi) b) Nguyễn Trãi sinh vào năm: 1 980 – 600 = 1 380 Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV. c) Bác Hồ sinh năm 1890. Như vậy Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác