Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 89: KIỂM ĐẾM SỐ LẦN XUẤT HIỆN CỦA MỘT SỰ KIỆN
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tập tầm vông" - GV dạy HS bài đồng dao, nói luật chơi, tổ chức cho HS chơi theo nhóm đôi. + Người đấu giấu một vật nhỏ trong lòng một bàn tay và nắm cả hai tay lại rồi hát Tập tầm vông Tay không tay có Tập tầm vó Tay có tay không Tay nào có, tay nào không? + Người đoán chỉ một tay của người đố. Nếu đoán đúng, người đoán trở thành người đố, trò chơi lại tiếp tục. + Khi chơi, HS ghi nhận lại kết quả. Ví dụ: Sau 10 lần chơi, các bạn ghi nhận lại kết quả như sau: Sau khi chơi, GV giúp HS nhận biết: + Khi dự đoán, có thể đoán đúng và cũng có thể đoán sai Có hai khả năng xảy ra. + Chơi nhiều lần, kiểm đếm được số lần đoán đúng. GV trình chiếu (hoặc treo) hình ảnh Khởi động cho HS nhận biết: Kết quả 5 lần tung đồng xu liên tiếp được ghi nhận vào bảng. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tính đươc các kết quả có thể xảy ra của một sự kiện, chẳng hạn như trò chơi tập tầm vông, cô trò mình đến với bài học hôm nay "Bài 89: Kiểm đếm số lần xuất của một sự kiện.". B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. a. Mục tiêu: - HS làm quen và kiểm đếm được số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện thí nghiệm nhiều lần. b. Cách thức tiến hành: Ba bạn cùng chơi trò chơi tung đồng xu, bạn đầu tiên tung đồng xu 5 lần liên tiếp, bạn thứ hai quan sát và ghi lại mặt xuất hiện quả đồng xu, bạn còn lại đếm số lần xuất hiện mặt S (mặt sấp). Ví dụ :
+ Ở mỗi lần tung đồng xu, hai sự kiện có thể xảy ra là : mặt N xuất hiện, mặt S xuất hiện. Sau khi tung đồng xu nhiều lần, ta kiểm đếm được số lần xuất hiện lặp lại của mặt N và Mặt S. + Ví dụ : Kiểm tra 5 lần tung đồng xu : Số lần mặt N xuất hiện : 3 lần. Số lần mặt S xuất hiện : 2 lần. - GV đặt vấn đề : + Khi tung đồng xu, có mấy khả năng xảy ra ? + Mặt N xuất hiện mấy lần ? + Mặt S xuất hiện mấy lần ? - HS (nhóm đôi) thảo luận. - Sửa bài, GV khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào bảng. - GV kết luận : + Khi bạn nữ tung đồng xu, có hai khả năng xảy ra là : xuất hiện mặt N hoặc xuất hiện mặt S. + Tung đồng xu nhiều lần, ta kiểm đếm được số lần lặp lại của một sự kiện. Ví dụ : Sau 5 lần thực hiện, mặt N xuất hiện 3 lần, mặt S xuất hiện 2 lần. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS hiểu được cách kiểm đếm số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện khi thực hiện thí nghiệm nhiều lần. - Ôn tập, củng cố kiến thức về cách kiểm đếm số lần lặp lại của một sự kiện. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1 : HS hoàn thành BT1 Tung một đồng xu 5 lần liên tiếp, ta có kết quả như sau : Hãy cho biết số lần xuất hiện mặt N và số lần xuất hiện mặt S sau 5 lần tung đồng xu. - GV cho HS làm bài cá nhân, qua sát hình và trả lời câu hỏi, ghi chéo đầy đủ vào vở ghi.
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện chơi trò chơi.
- HS chú ý, hình thành động cơ học tập.
- HS quan sát bảng số liệu và chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Trả lời: + Khi tung đồng xu, có hai khả năng xảy ra: Xuất hiện mặt N hoặc mặt S. + Mặt N xuất hiện 3 lần. + Mặt S xuất hiện 2 lần.
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát bảng số liệu.
- HS thực hiện yêu cầu - Trả lời: Quan sát hình và bảng số liệu, ta thấy: + Số lần xuất hiện mặt N sau 5 lần tung là: 3 lần. + Số lần xuất hiện mặt S sau 5 lần tung là: 2 lần. - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS quan sát bảng số liệu
- HS thực hiện yêu cầu - Trả lời: Quan sát hình và bảng số liệu, ta thấy: + Số lần xuất hiện mặt 1 chấm là: 3 lần + Số lần xuất hiện mặt 6 chấm là: 1 lần
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS quan sát hình và bảng số liệu.
- HS thực hiện yêu cầu - Trả lời: Quan sát hình và bảng số liệu, ta thấy: + Số lần kim dừng ở phần màu xanh là: 5 lần (lần quay thứ nhất, thứ 4, thứ 5, thứ 6 và thứ 10) + Số lần kim dừng ở phần màu đỏ là: 2 lần (lần quay thứ 2, thứ 7). +Số lần kim dừng ở phần màu vàng là: 3 lần (lần quay thứ 3, thứ 8 và thứ 9). - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS thảo luận và tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe
Đáp án :
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác