Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 94: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Tôi cần, tôi cần”: + Luật chơi: HS lấy một hình theo quản trò, nêu đặc điểm của hình đó để đối phương biết được HS đang cần gì Ví dụ: + HS1: Tôi cần hình thoi HS giơ mảnh bìa hình thoi lên và nói hình thoi có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau. + HS2: Lắng nghe, quan sát HS1 miêu tả để chọn hình cho đúng. - GV nhận xét, tuyên dương các HS tham gia tích cực. - GV dẫn dắt vào bài học: “Sau đây, cô trò mình sẽ cùng ôn tập lại các hình đã học và đo lường “Bài 94: Ôn tập về hình học và đo lường” B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên hình học, nhận biết góc và đo góc, chuyển đổi tính toán các đơn vị diện tích, khối lượng, thời gian. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Quan sát hình vẽ sau, hãy dùng ê ke để kiểm tra và chỉ ra: a) Các cạnh song song với nhau. b) Các cạnh vuông góc với nhau. c) Góc vuông, góc nhọn, góc tù. - GV cho HS hoạt động cặp đôi, thảo luận cách xác định góc, nhận biết cạnh song song, vuông góc. - HS dùng ê ke đã chuẩn bị trước để đo góc. - GV mời một số HS chia sẻ cách thực hiện. - GV nhận xét và chữa bài.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 a) Quan sát các đồng hồ ở hình dưới đây, cho biết góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc vuông, góc tù, góc bẹt hay góc nhọn? - GV tổ chức trò chơi “Quay kim đồng hồ”, HS bắt cặp với bạn cùng bàn. - HS sử dụng đồng hồ đã chuẩn bị trước ở nhà chơi trò chơi. - Luật chơi: HS1 quay kim đồng hồ, HS2 quan sát, đọc giờ tương ứng và cho biết góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc vuông, góc nhọn, góc tù hay góc bẹt. Đổi thứ tự hỏi – đáp cho nhau, HS nào trả lời được nhiều hơn thì HS đó chiến thắng. - GV hướng dẫn: + HS1: Quay đồng hồ (9 giờ) Bạn hãy cho biết trên đồng hồ hiển thị mấy giờ? Góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc gì? + HS 2: Trên đồng hồ hiển thị 9 giờ, kim giờ chỉ ở vị trí số 9, kim phút chỉ ở vị trí số 12. Góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc vuông. + HS2: Quay đồng hồ và hỏi ngược lại HS1 + HS1 : trả lời ……. - GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm góc vuông, góc nhọn, góc tù và góc bẹt. - GV cho HS làm bài tập vào vở cá nhân - GV cho HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe kết quả và cách thực hiện. - GV chữa bài. b) Ước lượng độ lớn góc đã đánh dấu trong mỗi hình sau rồi dùng thước đo góc để kiểm tra lại: - GV cho HS làm bài cái nhân, ghi chép đầy đủ vào vở. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thực hiện những hoạt động sau: + Quan sát góc được đánh dấu ở mỗi hình vẽ, ước lượng số đo của góc. + Dùng thước đo góc đã chuẩn bị trước để kiểm tra lại. - GV nhắc lại các bước đo góc đã học: + Để đo góc bằng thước đo, ta phải thực hiện các bước như sau: Bước 1: Đặt tâm của thước trùng với đỉnh của góc nhọn. Bước 2: Vạch của thước trùng với một cạnh của góc. Bước 3: Đọc số đo của góc tại vạch của thước trùng với cạnh còn lại của góc. - GV mời HS trình bày bài làm, khuyến khích HS giải thích bài làm. - GV nhận xét và chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Số? a) 4 tạ = ? kg 16 tấn = ? kg 3 tạ 15 kg = ? kg 4 tấn 40 kg = ? kg b) 30 kg = ? yến 500 kg = ? tạ 8 000 kg = ? tấn = ? kg c) 4 giờ = ? phút 5 phút = ? giây 480 giây = ? phút d) 120 phút = ? giờ giờ = ? phút 21 thế kỉ = ? năm
- GV cho HS hoạt động nhóm bàn, thảo luận cách đổi đơn vị đo rồi nói cho bạn nghe. - GV gợi ý HS trước hết cần nắm chắc quan hệ giữa các đơn vị đo, cách chuyển đổi. + Ví dụ: 1 phút = 60 giây 5 phút = 60 = 300 giây 1 giờ = 60 phút giờ = 60 phút ……. - HS làm bài vào vở cá nhân rồi đối chiếu kết quả với bạn bên cạnh - GV mời một số HS trình bày kết quả. Cả lớp đối chiếu, nhận xét. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Điền >, <, = a) 2 kg 330 g ? 2 300g 5 kg 47 g ? 5 035 g 9 kg 5g ? 9 050 g 12 400 g ? 12 kg 400g b) giờ ? 15 phút phút ? 50 giây 4 giờ 15 phút ? 300 phút 327 giây ? 5 phút 20 giây - GV cho HS hoạt động nhóm bàn, đọc kĩ yêu cầu đầu bài. - HS nắm chắc quan hệ giữa đơn vị đo, cách chuyển đổi, tính toán và so sánh. - GV hướng dẫn: + Khi so sánh, HS cần chú ý đưa về cùng đơn vị đo để dễ so sánh + GV nêu một vài ví dụ: Ví dụ: 3 kg ? 2 500 g Ta có: 3 kg = 3 000 g 3 000 g > 2 500 g Vậy, 3 kg > 2 500 g. - HS làm bài vào vở cá nhân, đối chiếu kết quả với bạn cùng bàn. - GV mời HS trình bày kết quả. Cả lớp đối chiếu, nhận xét, khuyến khích HS giải thích bài làm. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5
|
- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Trả lời: a) Các cạnh song song là: AD và BC b) Các cạnh vuông góc với nhau là: DA và BA; AB và BC c) Các góc vuông là: Góc đỉnh A, cạnh AD và AB; góc đỉnh B, cạnh BA và BC Các góc nhọn là: Góc đỉnh D, cạnh DA và DC Các góc tù là: Góc đỉnh C, cạnh CD và CB.
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS chuý ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV.
- HS hoạt động nhóm đôi với nhau để hoàn thành yêu cầu. - HS làm bài vào vở - Trả lời: a) + Hình 1: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc nhọn. + Hình 2: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc vuông. + Hình 3: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc tù. + Hình 4: Góc tạo bởi kim giờ và kim phút là góc bẹt.
b) + Góc ở hình bên trái có số đo là 90 + Góc ở hình bên phải có số đo là 120
- HS chú ý lắng nghe và ghi chép vào vở.
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- Trả lời a) 4 tạ = 100 kg 16 tấn = 16 000 kg 3 tạ 15 kg = 315 kg 4 tấn 40 kg = 4 040 kg b) 30 kg = 3 yến 500 kg = 5 tạ 8 000 kg = 8 tấn = 50 kg c) 4 giờ = 240 phút 5 phút = 300 giây 480 giây = 8 phút d) 120 phút = 2 giờ giờ = 30 phút 21 thế kỉ = 2 100 năm
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- Trả lời: a) 2 kg 330 g > 2 300g 5 kg 47 g > 5 035 g 9 kg 5g < 9 050 g 12 400 g = 12 kg 400g b) giờ = 15 phút phút < 50 giây 4 giờ 15 phút < 300 phút 327 giây > 5 phút 20 giây
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- Trả lời: a) 4 3 3 2 5 b)
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS đọc đề và quan sát hình ở SGK. - Trả lời: a) Bài giải Đổi 2 kg 300 g = 2 300 g Số gam thịt và cá bác Vân đã mua là: 700 + 2 300 = 3 000 (g) = 3 (kg) Đáp số: 3 kg thịt và cá b) Số lượng muối người đó ăn một ngày là: + So sánh: 8 g > 5 g Lượng muối người đó ăn mỗi ngày nhiều hơn lượng muối theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Vậy lượng muối người đó ăn là chưa phù hợp.
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV - Tóm tắt: + Chu vi hình chữ nhật: 620 m + Chiều rộng kém chiều dài: 40 m + Tính: Chiều dài? Chiều rộng: - Trả lời: Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là: (310 + 40) : 2 = 175 (m) Chiều rộng của hình chữ nhật là: 175 – 40 = 135 (m) Đáp số: Chiều dài: 175 m, Chiều rộng: 135 m.
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV. - Tóm tắt: + Chiều dài sân (thảm cỏ): 12 m + Chiều rộng sân (thảm cỏ): 5 m + 1 mét vuông thảm cỏ có giá: 285 000 đồng Tính: Số tiền mua thảm cỏ để trải vừa đủ sân? - Trả lời: Bài giải Diện tích thảm cỏ (cái sân) là: 5 = 60 ( Số tiền mua thảm cỏ để trải vừa sân chơi là: 60 = 17 100 000 (đồng) Đáp số: 17 100 000 đồng.
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án: |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác