Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 21: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu lại nhận biết ê ke, cách dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, để vẽ góc vuông. GV có thể yêu cầu HS sử dụng ê ke để vẽ góc vuông vào vở. - GV chiếu hình ảnh phần khởi động: Và yêu cầu HS quan sát, chỉ ra được đây là hình ảnh một bãi đỗ xe. - GV yêu cầu HS nêu nhận xét về những đường kẻ dọc, đường kẻ ngang; chúng tạo với nhau những góc như thế nào. - GV có thể giới thiệu thêm: Mỗi ô được tạo thành bởi những đường kẻ chỉ cho phép đỗ một chiếc xe ô tô. - GV dẫn dắt vào bài học: “Cô trò mình sau đây sẽ cùng tìm hiểu kiến thức mới về vị trí của hai đường thẳng trong “Bài 21: Hai đường thẳng vuông góc. Vẽ hai đường thẳng vuông góc” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết hai đường thẳng vuông góc và vẽ được hai đường thẳng vuông góc. b. Cách thức tiến hành: * Nhận biết hai đường thẳng vuông góc. - GV chiếu hình ảnh sau: - GV yêu cầu HS dự đoán về góc tạo bởi hai đường thẳng đó. GV yêu cầu HS lên bảng, dùng ê ke kiểm tra một góc và nêu kết quả. Lớp nhận xét. - GV giới thiệu: Hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau. - GV kí hiệu vuông góc giữa hai đường thẳng đó (như hình vẽ) Và đặt câu hỏi: “Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì tạo thành mấy góc vuông?” → GV chốt câu trả lời: Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành bốn góc vuông. * Vẽ hai đường thẳng vuông góc - GV yêu cầu HS đọc mẫu của BT5 và thảo luận cách vẽ. Mẫu: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E (điểm E không nằm trên đường thẳng AB) và vuông góc với đường thẳng AB. Chú ý: Khi E nằm trên đường thẳng AB, cách vẽ vẫn được thực hiện tương tự như trên. - GV hướng dẫn cụ thể từng bước như trong sách: + Bước 1: Đặt ê ke sao cho một cạnh của ê ke nằm trên đường thẳng AB. + Bước 2: Dịch chuyển ê ke trên đường thẳng AB đến vị trí điểm E. + Bước 3: Chọn điểm C trên cạnh còn lại của ê ke. + Bước 4: Dùng thước thẳng kẻ đường thẳng CE. Ta được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng không vuông góc với nhau. - Nhận biết hai đường thẳng vuông góc trong thực tế. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Nêu các cặp đường thẳng vuông góc với nhau, các cặp đường thẳng không vuông góc với nhau trong mỗi hình dưới đây: - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV lưu ý HS giải thích làm sao biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau, hai đường không vuông góc với nhau. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Trong mỗi hình sau, gọi tên những cặp cạnh vuông góc với nhau: - GV cho HS hoạt động cặp đôi, một bạn chỉ vào một hình, yêu cầu bạn còn lại nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình đó. Hai bạn luân phiên làm hết bài tập. - GV mời một số cặp chia sẻ kết quả trước lớp. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Dưới đây là lượt đồ một số đường phố ở Hà Nội. Em hãy quan sát lược đồ và cho biết:
|
- HS suy nghĩ và nhớ lại kiến thức.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS suy nghĩ, giơ tay phát biểu.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: + Cặp đường thẳng vuông góc với nhau: hình b, hình c. + Cặp đường thẳng không vuông góc với nhau: hình a.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Cặp cạnh vuông góc với nhau là: AB và AD; BA và BC; CB và CD; DC và DA. b) Cặp cạnh vuông góc với nhau là: MN và MQ; NM và NK; KN và KP; KN và KQ; QK và QM.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Các đường phố vuông góc với nhau : • Phố Hàng Trống vuông góc với phố Bảo Khánh. • Phố Hàng Trống vuông góc với phố Hàng Gai. • Phố Hàng Hành vuông góc với ngõ Bảo Khánh. • Ngõ Bảo Khánh vuông góc với phố Bảo Khánh. b) Bạn Chi có thể đi ra Hồ Gươm bằng cách : • Cách 1: Bạn đi đường Hàng Gai, sau đó đến ngã tư Lương Văn Can và Hàng Gai bạn rẽ phải đi theo đường Lương Văn Can ra đến đường Lê Thái Tổ (Hồ Gươm). • Cách 2: Bạn đi đường Hàng Trống, sau đó đến ngã ba Bảo Khánh và Hàng Trống bạn rẽ trái đi theo đường Bảo Khánh, đi thẳng đường Bảo Khánh ra đường Lê Thái Tổ (Hồ Gươm).
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Hai mép bàn liền nhau của bàn học, hai cạnh góc vuông của ê ke, hai đường viền liên tiếp của mép bảng,…
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác