Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 49: BIỂU THỨC CÓ CHỨA CHỮ
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh khởi động: - GV cho HS hoạt động theo nhóm bàn và thực hiện lần lượt các hoạt động sau: + HS quan sát tranh khởi động, nói với bạn về tình huống đặt ra.
+ HS thảo luận để xuất hiện vấn đề: “Bạn nữ có thể mua 1, 2, 3,… chiếc bánh, thậm chí không mua (số bánh mua là 0)”. - GV gợi ý để HS thảo luận: “Có cách nào để chỉ số chiếc bánh mà bạn nữ mua khi ta chưa biết con số cụ thể hay không?” - GV dẫn dắt vào bài học: “Để trả lời cho câu hỏi trên, sau đây, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu trong “Bài 49: Biểu thức có chứa chữ” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết biểu thức có chứa chữ (có chứa một chữ, hai chữ hoặc ba chữ). b. Cách thức tiến hành: * Biểu thức có chứa một chữ - GV chiếu lại hình ảnh khởi động: Và yêu cầu HS hoạt động nhóm. Một HS đọc thông tin rồi chia sẻ với bạn cùng nhóm: “Ta dùng chữ a để chỉ số chiếc bánh mà Hoa mua. Khi đó số chiếc bánh cả hai bạn mua là 3 + a”. - GV giúp HS chốt lại: a) Biểu thức có chứa một chữ 3 + a là biểu thức có chứa một chữ. b) Giá trị của biểu thức có chứa một chữ. + Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4; 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a với a = 1. Tương tự: Nếu a = 2 thì 3 + a = 3 + 2 = 5; Nếu a = 3 thì 3 + a = 3 + 3 = 6. + Mỗi lần thay chữ a bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a. - GV cho HS thảo luận về các kiến thức vừa thu nhận được. * Biểu thức có chứa hai chữ - GV tổ chức các hoạt động tương tự như trên để HS nhận biết được: a) Biểu thức có chứa hai chữ a + b là biểu thức có chứa hai chữ. b) Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ + Ví dụ: Nếu a = 5 và b = 3 thì a + b = 5 + 3 = 8. Ta nói giá trị của biểu thức a + b với a = 5 và b = 3 là 8. + Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b. * Biểu thức có chứa ba chữ - GV tổ chức các hoạt động tương tự, HS nhận biết được: a) Biểu thức có chứa ba chữ. a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ. b) Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. + Ví dụ: Nếu a = 3, b = 2 và c = 4 thì a + b + c = 3 + 2 + 4 = 9; ta nói giá trị của biểu thức a + b + c với a = 3, b = 2 và c = 4 là 9. + Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c. - GV cho HS tự nêu một số ví dụ đơn giản khác để củng cố hiểu biết về biểu thức có chứa chữ và giá trị của biểu thức có chứa chữ. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Nhận biết biểu thức có chứa chữ (có chứa một chữ, hai chữ hoặc ba chữ). - Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Số ? a) Giá trị của biểu thức a 6 với a = 3 là b) Giá trị của biểu thức a + b với a = 4 và b = 2 là c) Giá trị của biểu thức b + a với a = 4 và b = 2 là d) Giá trị của biểu thức a - b với a = 8 và b = 5 là e) Giá trị của biểu thức m n với m = 5 và n = 9 là - GV tổ chức cho HS làm chung phần a, trao đổi nhóm thống nhất cách làm và kết quả, sau đó HS tự làm các phần còn lại. Cuối cùng cả lớp thống nhất kết quả. - GV theo dõi và giúp HS (nếu cần thiết). - GV mời một số HS đọc kết quả bài làm. Lưu ý HS khi đọc giá trị của từng biểu thức thì đọc như sau, ví dụ: “Giá trị của biểu thức a 6 với a = 3 là 3 6 = 18”. - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi cho HS.
|
- HS thảo luận về tình huống: Cô bán hàng hỏi: “Cả hai bạn mua bao nhiêu chiếc bánh?”. Bạn nam trả lời: “Cháu mua 3 chiếc bánh” nhưng bạn nữ chỉ nói là: “Cháu cũng muốn mua bánh” còn mua mấy chiếc thì chưa nói con số cụ thể.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- HS chú ý nghe, tiếp thu kiến thức, ghi vở những ý chính.
- HS thảo luận theo yêu cầu.
- HS lắng nghe, ghi vở những ý chính.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức, ghi vở ý chính.
- HS ghi nhớ kiến thức, giơ tay phát biểu ví dụ.
- HS hoạt động theo yêu cầu của GV. - Kết quả: a) Giá trị của biểu thức a 6 với a = 3 là 3 6 = 18. b) Giá trị của biểu thức a + b với a = 4 và b = 2 là 4 + 2 = 6. c) Giá trị của biểu thức b + a với a = 4 và b = 2 là 2 + 4 = 6. d) Giá trị của biểu thức a - b với a = 8 và b = 5 là 8 – 5 = 3. e) Giá trị của biểu thức m n với m = 5 và n = 9 là 5 9 = 45.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Nếu m = 5, n = 7, p = 8 thì m + n – p = 5 + 7 – 8 = 4 b) Nếu m = 10, n = 13, p = 20 thì m + n - p = 10 + 13 – 20 = 3
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: (bảng dưới) |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác