Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 15: GIÂY
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Đếm ngược để đón năm mới” để HS cùng nhau đếm ngược 10, 9, 8,… GV truy cập vào trang web: https://onlinealarmkur.com/timer/vi/ chọn “Đồng hồ đếm ngược” để cùng HS đếm số. - GV chiếu hình ảnh: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu tình huống: Hai bố con đang dừng chờ đèn đỏ. Bạn nhỏ nhìn thấy trên đèn đỏ ghi số 58 nghĩa là còn 58 giây nữa thì đèn đỏ sẽ chuyển sang màu xanh. Bạn nhỏ đang đếm theo những giây trên đèn đỏ,… - GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài học: “Trong cuộc sống, để đo thời gian ngắn người ta thường đo thời gian là giây. Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu kiến thức này trong “Bài 15: Giây” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết đơn vị đo thời gian: giây. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh hoặc chỉ vào đồng hồ thật để HS quan sát trực quan: - GV yêu cầu HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và kết luận: + Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền là 1 giờ. + Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 phút. + HS nhớ lại: 1 giờ = 60 phút. - GV giới thiệu: Kim giây là kim nhỏ nhất, dài nhất, mỏng nhất trên mặt đồng hồ. - GV kết luận: + Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng (trên mặt đồng hồ) là 1 phút, tức là 60 giây. + 1 phút = 60 giây; 60 giây = 1 phút. - GV có thể cho HS cảm nhận khoảng thời gian 1 giây thông qua các hoạt động như: + Nhắm mắt, nghe đồng hồ kêu tích tắc. + Suy nghĩ và nói cho bạn nghe mình có thể làm gì trong 1 giây. Ví dụ: Trong 1 giây, tớ có thể chớp mắt thật nhanh 5 cái, tớ có thể vỗ tay … nhịp,… Có thể đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên. → GV chốt lại kiến thức: 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Quan sát, đọc giờ trên đồng hồ. - Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian: giờ, phút, giây. - Giải bài toán thực tế liên quan đến đơn vị giây. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Chọn từng cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian: - GV cho HS hoạt động cặp đôi, quan sát đọc giờ trên các đồng hồ và chọn hai đồng hồ chỉ cùng thời gian. - GV mời 1-2 HS chỉ vào từng cặp đồng hồ để giải thích. - GV nhận xét, chữa bài.
|
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS ghi vở, tiếp thu kiến thức.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe, ghi vở, đồng thanh. + Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: A – E, B – G, C – D
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: 1 phút = 60 giây 3 phút = 180 giây 1 phút 15 giây = 75 giây 60 giây = 1 phút 5 phút = 300 giây 4 phút 5 giây = 245 giây
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Đổi 1 phút 45 giây = 60 giây + 45 giây = 105 giây → Vận động viên đó đã chạy hết 105 giây.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác