Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 33: LUYỆN TẬP
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Vượt qua thử thách”: + GV nêu tình huống thực tế (đã chuẩn bị trước) liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. Ví dụ: Phòng học có 15 dãy ghế, mỗi dãy có 11 người ngồi. Hỏi có bao nhiêu người trong phòng học đó? + GV yêu cầu HS chơi theo nhóm. Một HS trong nhóm thực hiện tính và trả lời câu hỏi đặt ra. Nhóm nào giải quyết được nhiều tình huống, có nhiều phép tính đúng thì thắng cuộc. - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc kiến thức về phép nhân với số có hai chữ số. Sau đây, cô trò mình sẽ cùng ôn tập trong “Bài 33: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Biết cách đặt tính, thực hiện tính toán với phép nhân số có nhiều chữ số với số có hai chữ số. - Vận dụng giải bài toán thực tế có lời văn. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính:
- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính rồi viết kết quả của phép tính. - GV mời 4 HS lên bảng trình bày kết quả. Các HS khác đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số có hai chữ số, kể cả trong trường hợp có nhớ 2 lần. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Đặt tính rồi tính: - GV cho HS làm bài cá nhân, đặt tính rồi tính. - GV mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả đặt tính. - GV thu vở chấm của một số HS. - GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi sai khi HS thực hiện phép tính. - GV yêu cầu HS tự nêu lưu ý khi thực hiện nhân có nhớ với những lượt nhân có kết quả bằng 10 hoặc vượt quá 10, viết số đơn vị và nhớ số chục sang lượt nhân tiếp theo. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Một cửa hàng đã bán 40 kg gạo tẻ với giá 18 000 đồng một ki-lô-gam và 35 kg gạo nếp với giá 25 000 đồng một ki-lô-gam. Hỏi cửa hàng đó thu được tất cả bao nhiêu tiền? - GV cho HS làm bài cặp đôi, đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và trình bày bài giải. - GV gợi mở: + Một ki-lô-gam gạo tẻ có giá 18 000 đồng, vậy để tính 40 kg gạo tẻ ta làm như thế nào? + Một ki-lô-gam gạo nếp có giá 25 000 đồng, vậy để tính 35 kg gạo nếp ta làm như thế nào? + Để tính tổng số tiền của cả gạo nếp và gạo tẻ ta thực hiện phép tính gì? - GV mời 1 HS trình bày bài giải của mình. Các HS khác đổi vở kiểm tra chéo. - GV yêu cầu HS kiểm tra lại phép tính, câu trả lời, dạng toán này cần chú ý gì khi thực hiện. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của mình. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
|
- HS chú ý nghe luật chơi và thực hiện theo hướng dẫn GV.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả:
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả:
- HS suy nghĩ và tự nêu lưu ý.
- HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ phương hướng giải quyết và trình bày bài giải vào vở ghi. - Kết quả: Bài giải Số tiền cửa hàng thu được sau khi bán 40 kg gạo tẻ là: 18 000 40 = 720 000 (đồng) Số tiền cửa hàng thu được sau khi bán 35 kg gạo nếp là: 25 000 35 = 875 000 (đồng) Cửa hàng thu được số tiền là: 720 000 + 875 000 = 1 595 000 (đồng) Đáp số: 1 595 000 đồng.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu, suy nghĩ tìm hướng giải quyết cho bài toán. - Kết quả: Bài giải a) Ngày đầu vận động viên chạy quãng đường là: 400 23 = 9 200 (m) Ngày thứ hai vận động viên chạy được quãng đường là: 400 27 = 10 800 (m) b) Sau hai ngày vận động viên đó chạy được quãng đường là: 9 200 + 10 800 = 20 000 (m) c) Ngày thứ hai vận động viên đó chạy nhiều hơn ngày thứ nhất quãng đường là: 10 800 – 9 200 = 1 600 (m) Đáp số: a) Ngày đầu: 9 200 m, ngày thứ hai: 10 800 m b) 20 000 m c) 1 600 m
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác