Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 57: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn: + Mỗi nhóm chuẩn bị 3 băng giấy như SGK (chưa tô màu): · Băng giấy thứ nhất chia làm 2 phần bằng nhau. · Băng giấy thứ hai chia làm 4 phần bằng nhau. · Băng giấy thứ ba chia làm 8 phần bằng nhau. + GV lần lượt yêu cầu: · Hãy tô màu băng giấy thứ nhất. · Hãy tô màu băng giấy thứ hai. · Hãy tô màu băng giấy thứ ba. - GV chiếu hình ảnh khởi động: Và yêu cầu HS quan sát, kết hợp với 3 băng giấy được tô màu ở trên để đưa ra dự đoán về 3 phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi băng giấy. - GV dẫn dắt vào bài học: “Sau đây, cô trò mình sẽ cùng phân tích, so sánh các phân số trên và tìm ra đặc điểm của chúng trong “Bài 57: Phân số bằng nhau” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết sự bằng nhau của hai phân số (thông qua hình ảnh trực quan). b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn và thực hiện ghi các phân số tương ứng với số phần đã tô màu ở mỗi băng giấy được tô màu ở trên. → GV chốt lại: + Băng giấy thứ nhất: + Băng giấy thứ hai: + Băng giấy thứ ba: - GV yêu cầu HS quan sát ba băng giấy và nêu nhận xét về phần đã tô màu. Băng giấy thứ nhất: Băng giấy thứ hai: Băng giấy thứ ba: - GV đặt câu hỏi gợi mở: Như vậy, phần đã tô màu của các băng giấy đều bằng nhau thì ta có kết luận gì về ba phân số ? - GV giới thiệu: “Các phân số có tử số và mẫu số khác nhau nhưng có giá trị bằng nhau. Ta gọi các phân số đó là các phân số bằng nhau. Viết là: ” C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Chỉ ra được hai phân số bằng nhau thông qua quan sát hình vẽ hoặc sơ đồ. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 a) Quan sát hình vẽ, nêu các cặp phân số bằng nhau: b) Chỉ ra phần cần tô màu để có cặp phân số bằng nhau: - GV cho HS hoạt động cặp đôi, quan sát hình vẽ, thực hiện theo yêu cầu. - GV hướng dẫn: a) HS nhìn cặp hình thứ nhất: + Hình tròn thứ nhất: Chia thành 2 phần đều nhau, tô màu 1 phần. Suy ra phân số là + Hình tròn thứ hai: Chia thành 4 phần đều nhau, tô màu 2 phần. Suy ra phân số HS nhận xét: Các hình còn lại HS làm tương tự. b) HS nhìn cặp hình thứ nhất, đối chiếu phân số với phần được tô màu tương ứng, từ đó suy ra cần tô màu 4 phần trong 8 phần bằng nhau của hình bên cạnh rồi ghi phân số tương ứng. Tương tự với các cặp hình còn lại. - GV hướng dẫn HS tập nhận xét: + Trong mỗi cặp phân số ở câu a thì tử số và mẫu số của phân số thứ hai đều bằng tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với 2. + Trong cặp phân số như và ở câu b thì tử số và mẫu số của phân số thứ hai đều bằng tử số và mẫu số của phân số thứ nhất chia cho 2. Trong cặp phân số như và ở câu b thì tử số và mẫu số của phân số thứ hai đều bằng tử số và mẫu số của phân số thứ nhất chia cho 3.
|
- HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu.
- HS quan sát, thảo luận và đưa ra dự đoán của mình.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS thảo luận và ghi phân số tương ứng với mỗi băng giấy.
- HS suy nghĩ và nêu nhận xét. Trả lời: Phần đã tô màu của các băng giấy đều bằng nhau.
- HS giơ tay phát biểu. Trả lời: Ba phân số là các phân số bằng nhau.
- HS ghi vở, tiếp thu kiến thức.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Cặp hình thứ nhất: và Cặp hình thứ hai: và Cặp hình thứ ba: và b)
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác