Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 27: CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh khởi động: Và yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn, thực hiện lần lượt các hoạt động sau: + Quan sát hình ảnh. + Nói với bạn về tình huống đặt ra trong bức tranh: Một nhóm bạn đang chơi trò chơi “Tìm những cặp thẻ ghi biểu thức có cùng giá trị”. Cùng nhau tính và rút ra nhận xét liên quan. → GV chốt câu trả lời: a) 5 + 7 = 12 7 + 5 = 12 b) (3 + 5) + 6 = 8 + 6 = 14 3 + (5 + 6) = 3 + 11 = 14 c) 0 + 7 = 7 7 + 0 = 7 - GV dẫn dắt vào bài học: “Trong bài học hôm nay, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu các tính chất quan trọng của phép cộng trong “Bài 27: Các tính chất của phép cộng” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nhận biết các tính chất giao hoán, kết hợp và cộng với số 0 của phép cộng. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận về kết quả tính trên và nêu nhận xét. → GV rút ra kết luận: a) Khi thực hiện phép cộng hai số, ta có thể đổi chỗ các số hạng mà tổng không thay đổi. → Tính chất giao hoán của phép cộng. b) Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. → Tính chất kết hợp của phép cộng. c) Số nào cộng với 0 cũng cho kết quả bằng chính số đó. → Tính chất cộng với số 0. - GV yêu cầu HS tự nêu ra thêm một vài ví dụ khác rồi phát biểu chốt lại các tính chất nêu trên của phép cộng. * Lưu ý với GV: - Việc nhìn nhận các tính chất của phép cộng chủ yếu dưới góc độ các đặc điểm của “thao tác tính” hay “thuật toán tính”, mà không quá nghiêng về việc xem xét “tính chất của phép cộng” dưới quan điểm cấu trúc đại số. + So sánh với cách phát biểu: “Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi”, chữ “tổng” có thể nói đến tổng của nhiều số hạng, trong khi đó “tính chất giao hoán của phép cộng” đề cập trực tiếp đến phép cộng của hai số. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng được các tính chất của phép cộng (giao hoán, kết hợp, cộng với số 0) của phép cộng để tính thuận tiện. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Số. a) 34 + 99 = (24 + 8) + 12 = 24 + (8 + ) 13 + 297 = 297 + 6 + 4 + 8 = (6 + ) + 8 201 + 118 = + 201 98 + 63 + 37 = 98 + (63 + ) b) 9 + = 9 + 0 = 87 61 + = 61 + 10 = 10 - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở ghi. - GV hướng dẫn: + Ở câu a: Với ba phép tính ở cột bên trái, HS vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để tìm số tương ứng. Với ba phép tính ở cột bên phải, HS vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
|
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu.
- HS chú ý nghe và đối chiếu kết quả.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS lắng nghe yêu cầu, suy nghĩ và giơ tay phát biểu nêu nhận xét. - HS lắng nghe, ghi vở, tiếp thu kiến thức.
- HS tự nêu ví dụ để nhớ kiến thức và chia sẻ với các bạn.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) 34 + 99 = 99 + 34 (24 + 8) + 12 = 24 + (8 + 12) 13 + 297 = 297 + 13 6 + 4 + 8 = (6 + 4) + 8 201 + 118 = 118 + 201 98 + 63 + 37 = 98 + (63 + 37) b) 9 + 0 = 9 87 + 0 = 87 61 + 0 = 61 0 + 10 = 10
- HS thảo luận cặp đôi, quan sát mẫu, vận dụng các tính chất của phép cộng vào tính nhanh. - Kết quả: a) 36 + 14 + 9 = (36 + 14) + 9 = 50 + 9 = 59 b) 51 + 12 + 18 = 51 + (12 + 18) = 51 + 30 = 81 c) 65 + 9 + 5 = 65 + 5 + 9 = (65 + 5) + 9 = 70 + 9 = 79 d) 31 + 26 + 69 = 31 + 69 + 26 = (31 + 69) + 26 = 100 + 26 = 126
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: 93 + 107 + 59 = (93 + 107) + 59 = 200 + 59 = 259 32 + 146 + 18 = 32 + 18 + 146 = (32 + 18) + 146 = 50 + 146 = 196 82 + 157 + 143 = 82 + (157 + 143) = 82 + 300 = 382 120 + 170 + 280 = 120 + 280 + 170 = (120 + 280) + 170 = 400 + 170 = 570 |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác