Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
- Biết mi – li – mét là một đơn vị đo độ dài; đọc, viết tên, kí hiệu của nó; biết 1 cm = 10 mm.
- Thực hiện được các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là mi – li – mét.
Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tê trong cuộc sống.
- Thực hành đo một số đồ vật với đơn vị đo mi-li-mét.
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Thông qua việc quan sát, nhận biết đơn vị đo độ dài mi-li-mét; thực hiện các phép tính kèm theo đơn vị đo là mi-li-mét, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc thực hành đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, HS có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Thước thẳng có vạch chia mi – li – mét.
- Một số đồ vật để đo với đơn vị đo độ dài là mi – li – mét.
- SHS Toán 3 CD
- Thước thẳng có vạch chia đến xăng – ti – mét.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Ôn tập, rèn luyện kĩ năng dùng thước đo các kích thước của một vật. - Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm đo chiều dài, chiều rộng quyển sách Toán với đơn vị đo xăng – ti – mét. Khi đó các em gặp khó khăn gì? (HS chia sẻ không đo chính xác được độ dày quyển sách Toán với đơn vị đo cm). - GV giao tiếp nhiệm vụ: Hãy đo độ dày quyển sách Toán với đơn vị đo xăng – ti – mét. - GV nhận xét, đánh giá. - GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học: Điều này đòi hỏi phải có một đơn vị đo độ dài nhỏ hơn đơn vị đo độ dài xăng – ti – mét, các em có biết đó là đơn vị đo nào không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học trong ngày hôm nay: Mi-li-mét. (GV đọc và viết) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: a. Mục tiêu: - Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài; đọc, viết tên, kí hiệu của nó, biết 1 cm = 10 mm. b. Cách tiến hành: HĐ1: Nhận biết 1mm - GV giới thiệu: mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, mi-li-mét viết tắt là mm. HS đọc kí hiệu của mi-li-mét. - GV yêu cầu HS lấy thước quan sát kĩ ngoài vạch chia xăng-ti-mét, sử dụng kĩ thuật chia sẻ cặp đôi nói cho bạn nghe trên thước còn có những vạch nào? - GV hướng dẫn HS nhận biết được độ dài 1mm (khoảng cách giữa hai vạch nhỏ). HS lấy đầu bút chì di chuyển để nhận biết 1mm. - HS thực hiện theo nhóm bàn, dùng bút chì di chuyển và nói cho bạn nghe 1mm, 2mm, 3mm,... HĐ2: Nhận biết 1cm = 10 mm. - HS thực hiện theo nhóm bàn, dùng bút chì di chuyển và nói cho bạn nghe 1cm, rồi cùng nhau quan sát, dùng bút chì di chuyển lần lượt đếm 1mm, 2mm,...10mm. Nhận xét: 1 cm = 10 mm. - GV chiếu hình ảnh trong SGK và chốt lại: 1cm = 10mm; 10 mm = 1cm. (GV đọc và viết bảng) HĐ3: GV cho HS suy nghĩ, chia sẻ với bạn một số đồ vật trong thực tế có độ dày hoặc độ dài 1mm. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS thực hiện các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là mi-li-mét, vận dụng giải quyết các bài tập. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc, xác định yêu cầu đề và hoàn thành bài. + Câu a: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, rồi nói cho bạn nghe số đo chiều dài mỗi đoạn dây với đơn vị đo là mi-li-mét. + Câu b: Hai bạn cùng bàn trao đổi so sánh số đo chiều dài mỗi đoạn dây rồi cho biết đoạn dây nào dài hơn. - GV mời đại diện một vài HS trình bày kết quả. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài. GV chú ý cho HS lỗi sai khi thực hiện đọc độ dài với đơn vị mi-li-mét. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 -----------Còn tiếp -------- | - HS thành lập nhóm, thực hành đo độ dài cuốn sách dưới sự hướng dẫn của GV - HS thực hành đo độ dày quyển sách và kết luận được: Không thể đo chính xác độ dài quyển sách Toán với đơn vị đo cm. - HS chú ý lắng nghe, ghi vở và đồng thanh tên bài: Mi-li-mét - HS chú ý lắng nghe, ghi vở, đồng thanh. - Hai bạn cùng bàn trao đổi, đại diện 1 bạn giơ tay trả lời. - HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu của GV để tiếp nhận kiến thức. - Hai bạn cùng bàn thực hiện hoạt động. - HS hoạt động theo bàn, thực hiện lần lượt theo yêu cầu của GV.
-----------Còn tiếp -------- |
* Hướng dẫn về nhà:
- GV nhắc nhở HS:
+ Làm các bài tập trong SBT Toán 3 CD.
+ Đọc và xem trước bài "Ôn tập về phép nhân, bảng nhân 2, bảng nhân 5".
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn